Nền quân chủ lập hiến được thiết lập ở Pháp như thế nào?
0 bình luận về “Nền quân chủ lập hiến được thiết lập ở Pháp như thế nào?”
Cộng hòa Pháp là quốc gia có lịch sử lâu đời với truyền thống văn hóa, khoa học, chính trị, pháp luật… đáng tự hào. Pháp cũng là quốc gia có lịch sử lập hiến đầy biến động và phức tạp bậc nhất trên thế giới với hàng loạt các biến cố chính trị trong suốt hơn 200 năm qua:đó là 5 cuộc cách mạng, 2 đế chế, 2 lần phục hồi vương quyền, 5 chế độ cộng hòa. Khởi đầu từ cuộc Đại Cách mạng năm 1789, lịch sử lập hiến Cộng hòa Pháp đã trải qua 12 chế độ chính trị với 16 bản Hiến pháp và các đạo luật Hiến pháp quan trọng khác, cụ thể như sau:
Hiến pháp ngày 03/9/1791 thiết lập nền quân chủ lập hiến và một chế độ đại diện dựa trên chủ quyền quốc gia, sự phân chia quyền lực giữa nhà vua – người đứng đầu cơ quan hành pháp và một Quốc hội được lập ra theo mức thuế, với nhiệm kỳ một năm. Hiến pháp này tồn tại 1 năm.
Hiến pháp ngày 24/6/1793 được thông qua bằng trưng cầu ý dân, đánh dấu sự ra đời của nền Cộng hòa thứ nhất, dựa trên chủ quyền nhân dân thể hiện bằng việc thành lập một Nghị viện thống nhất và một Hội đồng hành pháp gồm 24 thành viên, phụ thuộc hoàn toàn vào Nghị viện. Bản Hiến pháp này không được thi hành.
Hiến pháp ngày 22/8/1795 thiết lập chế độ cộng hòa đại diện, dựa trên chủ quyền quốc gia, sự chia sẻ quyền lực giữa hai Hội đồng (Hội đồng Nguyên lão và Hội đồng Năm trăm) và một cơ quan hành pháp gồm 5 thành viên. Hiến pháp này tồn tại 4 năm.
Hiến pháp ngày 15/12/1799 thiết lập nền cộng hòa dựa trên chủ quyền quốc gia với các cơ cấu quyền lực: 3 Tổng tài và 4 Hội đồng (Hội đồng Nhà nước, Viện lập pháp, Thượng viện, Viện dự luật). Hiến pháp này tồn tại 3 năm.
Hiến pháp ngày 08/8/1802 xác lập chức vụ Tổng tài suốt đời đối với Tổng tài thứ nhất (Napoleon Bonaparte), tăng cường quyền lực cho Thượng nghị viện, giảm quyền lực của Viện dự luật. Hiến pháp này tồn tại 2 năm.
Hiến pháp ngày 18/5/1804 xác lập chế độ thừa kế thế vị đối với Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Hiến pháp này tồn tại 10 năm.
Hiến pháp ngày 06/4/1814 do Thượng nghị viện của Đế chế[2] thông qua, tái lập chế độ quân chủ và phổ thông đầu phiếu nhưng bị vua Louis XVIII từ chối nên không được áp dụng.
Hiến pháp ngày 04/6/1814 do vua Louis XVIII ban hành, khôi phục lại chủ quyền của nhà vua trong chế độ quân chủ lập hiến với Nghị viện được bầu dựa trên mức thuế gồm 2 viện (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện). Hiến pháp có hiệu lực trong 16 năm (trừ thời kỳ “Một trăm ngày”).
Hiến pháp ngày 22/4/1815 được ban hành vào thời kỳ “Một trăm ngày” dựa trên chủ quyền quốc gia và chế độ phổ thông đầu phiếu; đồng thời xác lập chế độ lưỡng viện và cơ quan hành pháp. Hiến pháp này tồn tại 21 ngày.
Hiến pháp ngày 14/8/1830 xác lập nền quân chủ đại diện (vua của người Pháp thay vì vua của nước Pháp), dựa trên chủ quyền quốc gia, chế độ đại nghị lưỡng viện. Hiến pháp này tồn tại 18 năm.
Hiến pháp ngày 04/11/1848 lập ranền Cộng hòa thứ hai, xác lập chế độ đại diện dựa trên hai trụ cột (chủ quyền nhân dân và chủ quyền quốc gia) và sự phân chia quyền lực giữa Tổng thống (được thành lập bằng phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm) với một Viện lập pháp (được thành lập bằng phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 3 năm). Hiến pháp này tồn tại 3 năm.
Hiến pháp ngày 14/01/1852 thiết lập nền cộng hòa chuyên chế dựa trên học thuyết Ceasar dân chủ, gồm 2 Hội đồng được bổ nhiệm và 1 Hội đồng được bầu cử. Trong thời gian Hiến pháp này có hiệu lực, Đế chế (thứ hai) được khôi phục. Hiến pháp này tồn tại 18 năm.
Hiến pháp ngày 21/5/1870 thiết lập Đế chế đại nghị kiểu Orlean với hai cơ quan hành pháp. Hiến pháp này tồn tại 4 tháng.
Ba đạo luật Hiến pháp ngày 24/2, 25/2 và 16/7/1875 đánh dấu sự ra đời của nền Cộng hòa thứ ba; đồng thời, thiết lập chế độ đại nghị dựa trên chủ quyền quốc gia với một Tổng thống không phải chịu trách nhiệm và có thẩm quyền lớn về mặt lý thuyết (giải tán Hạ nghị viện, thành lập Chính phủ), được thành lập bằng bầu cử, có nhiệm kỳ 7 năm; Hạ nghị viện được bầu bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp, Thượng nghị viện được bầu bằng phổ thông đầu phiếu gián tiếp. Vai trò của cơ quan lập pháp được đề cao. Trong nền Cộng hòa thứ ba (1870-1940), không có văn bản nào mang tên gọi Hiến pháp nên có thể xem ba đạo luật trên là Hiến pháp của thời kỳ này. Hiến pháp tồn tại 65 năm.
Đạo luật Hiến pháp ngày 10/7/1940 thiết lập chế độ độc tài của quốc trưởng, trao cho Thống chế Petain – nguyên thủ quốc gia, quyền lập hiến riêng, nắm mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong giai đoạn này (4 năm), Thống chế Petain đã thông qua một số văn kiện hiến định, khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của Đại cách mạng 1789 được thay thế bằng khẩu hiệu “Lao động – Gia đình – Tổ quốc”.
Đạo luật Hiến pháp ngày 02/11/1945 (“tiểu Hiến pháp”) thiết lập chế độ tạm thời của quốc gia cho tới khi có một Hiến pháp chính thức, được thông qua bằng trưng cầu ý dân, ban hành quy chế về Hội đồng lập hiến. Hội đồng này đã bổ nhiệm tướng De Gaulle là người đứng dầu Chính phủ.
Mik chép trong sách ra có vài khúc mik tham khảo nha bn
Quân chủ lập hiếnhayquân chủ đại nghịlà mộthình thức tổ chức nhà nướcgiữ nguyên vai trò củavuahay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộcquốc hộido đảng chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ. Thủ tướng thường là thuộc đảng chiếm đa số.[1]Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của quốc gia phần thuộc vị quân vương, được coi làquốc trưởng, phần thuộc một cơ quan khác, khi là nghị viện hay hội đồng đại biểu. Cuộc bầu cử có thể là đầu phiếu phổ thông hay hạn chế cho một vài giai cấp quý tộc.[2]
Trong chính thể quân chủ lập hiến, nhà vua haynữ hoànglà nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia.Tiếng Anhcó câu là “nhà vua trị vì nhưng không cai trị”.
Chính thể quân chủ lập hiến theo mô hình đại nghị còn tồn tại ở nhiều nước phát triển nhưNhật Bản,Anh Quốc,Thụy Điển,Đan Mạch,Canada,Úc,Campuchia,Thái Lan,Tây Ban Nha,Na Uy… phần nhiều do nguyên nhân lịch sử.
Cộng hòa Pháp là quốc gia có lịch sử lâu đời với truyền thống văn hóa, khoa học, chính trị, pháp luật… đáng tự hào. Pháp cũng là quốc gia có lịch sử lập hiến đầy biến động và phức tạp bậc nhất trên thế giới với hàng loạt các biến cố chính trị trong suốt hơn 200 năm qua: đó là 5 cuộc cách mạng, 2 đế chế, 2 lần phục hồi vương quyền, 5 chế độ cộng hòa. Khởi đầu từ cuộc Đại Cách mạng năm 1789, lịch sử lập hiến Cộng hòa Pháp đã trải qua 12 chế độ chính trị với 16 bản Hiến pháp và các đạo luật Hiến pháp quan trọng khác, cụ thể như sau:
Hiến pháp ngày 03/9/1791 thiết lập nền quân chủ lập hiến và một chế độ đại diện dựa trên chủ quyền quốc gia, sự phân chia quyền lực giữa nhà vua – người đứng đầu cơ quan hành pháp và một Quốc hội được lập ra theo mức thuế, với nhiệm kỳ một năm. Hiến pháp này tồn tại 1 năm.
Hiến pháp ngày 24/6/1793 được thông qua bằng trưng cầu ý dân, đánh dấu sự ra đời của nền Cộng hòa thứ nhất, dựa trên chủ quyền nhân dân thể hiện bằng việc thành lập một Nghị viện thống nhất và một Hội đồng hành pháp gồm 24 thành viên, phụ thuộc hoàn toàn vào Nghị viện. Bản Hiến pháp này không được thi hành.
Hiến pháp ngày 22/8/1795 thiết lập chế độ cộng hòa đại diện, dựa trên chủ quyền quốc gia, sự chia sẻ quyền lực giữa hai Hội đồng (Hội đồng Nguyên lão và Hội đồng Năm trăm) và một cơ quan hành pháp gồm 5 thành viên. Hiến pháp này tồn tại 4 năm.
Hiến pháp ngày 15/12/1799 thiết lập nền cộng hòa dựa trên chủ quyền quốc gia với các cơ cấu quyền lực: 3 Tổng tài và 4 Hội đồng (Hội đồng Nhà nước, Viện lập pháp, Thượng viện, Viện dự luật). Hiến pháp này tồn tại 3 năm.
Hiến pháp ngày 08/8/1802 xác lập chức vụ Tổng tài suốt đời đối với Tổng tài thứ nhất (Napoleon Bonaparte), tăng cường quyền lực cho Thượng nghị viện, giảm quyền lực của Viện dự luật. Hiến pháp này tồn tại 2 năm.
Hiến pháp ngày 18/5/1804 xác lập chế độ thừa kế thế vị đối với Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Hiến pháp này tồn tại 10 năm.
Hiến pháp ngày 06/4/1814 do Thượng nghị viện của Đế chế[2] thông qua, tái lập chế độ quân chủ và phổ thông đầu phiếu nhưng bị vua Louis XVIII từ chối nên không được áp dụng.
Hiến pháp ngày 04/6/1814 do vua Louis XVIII ban hành, khôi phục lại chủ quyền của nhà vua trong chế độ quân chủ lập hiến với Nghị viện được bầu dựa trên mức thuế gồm 2 viện (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện). Hiến pháp có hiệu lực trong 16 năm (trừ thời kỳ “Một trăm ngày”).
Hiến pháp ngày 22/4/1815 được ban hành vào thời kỳ “Một trăm ngày” dựa trên chủ quyền quốc gia và chế độ phổ thông đầu phiếu; đồng thời xác lập chế độ lưỡng viện và cơ quan hành pháp. Hiến pháp này tồn tại 21 ngày.
Hiến pháp ngày 14/8/1830 xác lập nền quân chủ đại diện (vua của người Pháp thay vì vua của nước Pháp), dựa trên chủ quyền quốc gia, chế độ đại nghị lưỡng viện. Hiến pháp này tồn tại 18 năm.
Hiến pháp ngày 04/11/1848 lập ra nền Cộng hòa thứ hai, xác lập chế độ đại diện dựa trên hai trụ cột (chủ quyền nhân dân và chủ quyền quốc gia) và sự phân chia quyền lực giữa Tổng thống (được thành lập bằng phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm) với một Viện lập pháp (được thành lập bằng phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 3 năm). Hiến pháp này tồn tại 3 năm.
Hiến pháp ngày 14/01/1852 thiết lập nền cộng hòa chuyên chế dựa trên học thuyết Ceasar dân chủ, gồm 2 Hội đồng được bổ nhiệm và 1 Hội đồng được bầu cử. Trong thời gian Hiến pháp này có hiệu lực, Đế chế (thứ hai) được khôi phục. Hiến pháp này tồn tại 18 năm.
Hiến pháp ngày 21/5/1870 thiết lập Đế chế đại nghị kiểu Orlean với hai cơ quan hành pháp. Hiến pháp này tồn tại 4 tháng.
Ba đạo luật Hiến pháp ngày 24/2, 25/2 và 16/7/1875 đánh dấu sự ra đời của nền Cộng hòa thứ ba; đồng thời, thiết lập chế độ đại nghị dựa trên chủ quyền quốc gia với một Tổng thống không phải chịu trách nhiệm và có thẩm quyền lớn về mặt lý thuyết (giải tán Hạ nghị viện, thành lập Chính phủ), được thành lập bằng bầu cử, có nhiệm kỳ 7 năm; Hạ nghị viện được bầu bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp, Thượng nghị viện được bầu bằng phổ thông đầu phiếu gián tiếp. Vai trò của cơ quan lập pháp được đề cao. Trong nền Cộng hòa thứ ba (1870-1940), không có văn bản nào mang tên gọi Hiến pháp nên có thể xem ba đạo luật trên là Hiến pháp của thời kỳ này. Hiến pháp tồn tại 65 năm.
Đạo luật Hiến pháp ngày 10/7/1940 thiết lập chế độ độc tài của quốc trưởng, trao cho Thống chế Petain – nguyên thủ quốc gia, quyền lập hiến riêng, nắm mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong giai đoạn này (4 năm), Thống chế Petain đã thông qua một số văn kiện hiến định, khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của Đại cách mạng 1789 được thay thế bằng khẩu hiệu “Lao động – Gia đình – Tổ quốc”.
Đạo luật Hiến pháp ngày 02/11/1945 (“tiểu Hiến pháp”) thiết lập chế độ tạm thời của quốc gia cho tới khi có một Hiến pháp chính thức, được thông qua bằng trưng cầu ý dân, ban hành quy chế về Hội đồng lập hiến. Hội đồng này đã bổ nhiệm tướng De Gaulle là người đứng dầu Chính phủ.
Mik chép trong sách ra có vài khúc mik tham khảo nha bn
Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ. Thủ tướng thường là thuộc đảng chiếm đa số.[1] Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của quốc gia phần thuộc vị quân vương, được coi là quốc trưởng, phần thuộc một cơ quan khác, khi là nghị viện hay hội đồng đại biểu. Cuộc bầu cử có thể là đầu phiếu phổ thông hay hạn chế cho một vài giai cấp quý tộc.[2]
Trong chính thể quân chủ lập hiến, nhà vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia. Tiếng Anh có câu là “nhà vua trị vì nhưng không cai trị”.
Chính thể quân chủ lập hiến theo mô hình đại nghị còn tồn tại ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Úc, Campuchia, Thái Lan, Tây Ban Nha, Na Uy… phần nhiều do nguyên nhân lịch sử.