Nét chính về tình hình kinh tế khoa hoc kĩ thuật và chính sách đối ngoại của nhật bản năm 1973-2000

Nét chính về tình hình kinh tế khoa hoc kĩ thuật và chính sách đối ngoại của nhật bản năm 1973-2000

0 bình luận về “Nét chính về tình hình kinh tế khoa hoc kĩ thuật và chính sách đối ngoại của nhật bản năm 1973-2000”

  1. -chính sach đối ngoại:

    Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

    _tinh hình kinh tế

    – Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.

    – Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

    Bình luận
  2. * Giai đoạn 1952 – 1973

    * Kinh tế:

    – Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).

    – Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).

    – Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:

    Coi trọng yếu tố con người: được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng…; được xem là vốn quí nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu.

    Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước và các công ty Nhật Bản (như thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh hàng hóa, tín dụng…).

    Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

    Luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.

    Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế.

    Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.

    Khoa học – kĩ thuật

    * KHKT:

    – Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, tập trung chủ yếu là nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất dân dụng.

    – Sản xuất nhiều mặt hàng dân dụng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ô tô…), các tàu chở dầu có tải trọng lớn (1 triệu tấn), xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liền hai đảo Hôn-su và Hốc-cai-đô, xây dựng cầu đường bộ đô dài 9,7 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư…

    * Chính sách đối ngoại:

    – Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Năm 1978, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Nhật – Trung được kí kết.

    – Tháng 8/1977, với học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản.

    – Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu” là tiếp tục phát triển “Học thuyết Phucưđa” trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á.

    * Sau thời kì “Chiến tranh lạnh”

    – Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4/1996, Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ được tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, Nhật vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

    – Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN phát triển với tốc độ mạnh mẽ.

    Bình luận

Viết một bình luận