nêu bản chất của chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô Viết 1921 bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay n

nêu bản chất của chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô Viết 1921 bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay như thế nào

0 bình luận về “nêu bản chất của chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô Viết 1921 bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay n”

  1. Bản chất của Chính sách kinh tế mới là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa.

    Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:

    – Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.

    – Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.

    – Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.

    – Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.

    Bình luận
  2. Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta:

    -Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày  càng lớn và nhịp độ cao đã thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta, cho phép nước ta  tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ và thị trường) để phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, cũng đặt nước ta vào thế cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và thế giới.

    -Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7-1995. ASEAN đã trở thành một liên kết khu vực gồm 10 nước và là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong khối. Điều đó đã cho phép nước ta đẩy mạnh buôn bán, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực trong đầu tư, khai thác tài nguyên, chuyển giao KHKT, giao lưu văn hóa,…. Giải quyết các vấn đề về Biển Đông và sông Mê Kông. Tuy nhiên, nước ta cũng chịu sự cạnh tranh bởi các nước trong khu vực về một số mặt hàng xuất khẩu.

    -Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài, tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Bình luận

Viết một bình luận