NẾU BẠN NÀO LÀM ĐÚNG TỚ SẼ CHO 5 VOTE VÀ CÂU TRẢ LỜI HAY NHA !!!
CÂU 1:Dựa vào bảng ở trang 71(sách giáo khoa địa lí),hãy tính và so sánh tổng lượng nước(m3)của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa lũ cạn.Vì sao có sự chênh lệch đó?
CÂU 2: Độ muối trung bình của nước trong biển và đại dương là 35% vì sao đọ muối của biển nước ta chỉ là 33% ? Tại sao nói các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chả qua ?
NHỚ GIẢI GIÚP MÌNH NHOA XIN CẢM ƠN (THANK YOU)
c1
Tổng lượng nước của sông Hồng:
– Mùa cạn: 120m3 X (25/100) = 30m3
– Mùa lũ: 120m3 X (75/100) = 90m3
Tổng lượng nước của sông Cửu Long:
– Mùa cạn: 507m3 X (20/100) = 101,4m3
– Mùa lũ: 507m3 X (80/100) = 405,6m3
Có sự chênh lệch đó vì diện tích lưu vực ở sông Cửu Long lớn hơn 4,6 lần so với sông Hồng. Do đó lượng nước mùa cạn và lũ của sông Cửu Long đều lớn hơn ở sông Hồng.
c2
vì độ muối trong các biển và đại dương khác nhau do tác động của các yếu tố:
– Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
– Lượng bay hơi nước.
– Nhiệt độ môi trường không khí.
– Lượng mưa.
– Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
– Số lượng nước sông đổ ra biển.
Các dòng biển chảy thành dòng, nếu có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc nhiệt độ thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua.
Vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều, còn nếu là dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.