Nêu các chính sách về kinh tế của thực dân pháp trong chương trình khai thác thuộc địa năm 1897-1914 , chương trình này có tác động gì đến nề kinh tế việt nam
Nêu các chính sách về kinh tế của thực dân pháp trong chương trình khai thác thuộc địa năm 1897-1914 , chương trình này có tác động gì đến nề kinh tế việt nam
Chính sách kinh tế:
+) Nông nghiệp: đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất
+) Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại; xây dựng một số ngành: xi măng, điện nước,..
+) GTVT: Xây dựng hệ thống GTVT
+) Thương nghiệp: Nắm giữ độc quyền thị trường việt nam
+) Tài chính: đánh thuế nặng, đặt thêm nhiều thuế mới để tăng ngân sách
Tác động:
– Tích cực: Đẩy nền kinh tế của Việt Nam đi theo hướng tư bản chủ nghĩa, hàng hóa nhiều, phong phú hơn, thành thị và tầng lớp đo thị dần xuất hiện nhiều hơn
⇒ Đời sống có phần văn minh hơn
– Tiêu cực: Kinh tế phát triển què quặt không bền vững
+) Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ
+) Người dân bị bóc lột đến xương tủy với giá nhân công rẻ mạt với các loại thuế nặng nề, vô lí tàn nhẫn
+) Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng
Chính sách kinh tế
– Nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.
+ Phát canh thu tô
– Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm…
– Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp.
– Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, có mặt hàng lên tới 120%, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế
– Trong khi đó, Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, muối, thuốc phiện.
=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.