nêu các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, nêu tính chất và hình thức các cuộc cách mạng đó
0 bình luận về “nêu các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, nêu tính chất và hình thức các cuộc cách mạng đó”
Nhầm tìm hiểu sâu về những vấn đề lịch sử thế giới cận đại, mà cụ thể là các cuộc cách mạng tư sản thời kỳ cận đại (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), một vấn đề mà em rất quan tâm sau 3 năm học. Để có những nhận thức đúng đắn nhất, em đã nghiên cứu đề tài thông qua việc sưu tầm, thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Đồng thời, đây là một dịp để bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết về lịch sử thế giới. Đồng thời, nó còn giúp ích cho em trong công tác giảng dạy và học tập sau này.
Giai cấp lãnh đạo: – Thông thường là giai cấp tư sản, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà lãnh đạo CM ngoài tư sản còn có quý tộc mới (Anh), chủ nô (Mĩ), Iuncơ (Đức), võ sĩ tư sản hoá (Nhật)… – Giai cấp lãnh đạo quyết định đến tính triệt để của cách mạng. Những cuộc cách mạng do tư sản lãnh đạo hay tiểu tư sản lãnh đạo thường triệt để hơn những cuộc CM do các giai cấp phong kiến phân hoá lên. * Lực lượng: quần chúng nhân dân chủ yếu là nông dân và bình dân thành thị. – Vì CMTS là giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, quần chúng nhân là yếu tố chính của LLSX nên họ hăng hái tham gia cách mạng lật đổ qhsx cũ để tự giải phóng mình. Giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu cũng rất chú ý lôi kéo quần chúng tham gia cách mạng khi đưa ra các khẩu hiệu hấp dẫn. Ở Anh, Crômoen đã cam kết thực hiện bản “thoả ước nhân dân”, ở Pháp đưa bản Tuyên ngôn nhân quyền va dân quyền, ở Đức Bixmac hứa sẽ lập quyền phổ thông đầu phiếu cho công nhân, ở Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đưa ra khẩu hiệu “bình quân địa quyền”. Trong các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã thể hiện rõ vai trò của quần chúng nhân dân, nhất là trong cách mạng Pháp. Trong phong trào CM 1848, quần chúng cũng tham gia hăng hái và đông đảo đến mức không có sự lãnh đạo của tư sản họ vẫn nổi dậy chống chính quyền (cách mạng tháng 2 ở Đức, Pháp). Chính phong trào tự phát của nhân dân đã đẩy giai cấp tư sản lên địa vị cầm quyền “giai cấp tư sản bị sức mạnh động đất hất lên bề mặt của nhà nước mới”. – Trong các cuộc CMTS thời cận đại do sự tham gia của quần chúng nhân dân nên có tính bạo lực, nhân dân càng tham gia đông đảo bao nhiêu thì bạo lực càng mạnh bấy nhiêu và cuộc CM càng đi tới triệt để. (Khác với ngày nay, nhân dân càng tham gia thì phong trào càng mang tính chất hoà bình và loại trừ bạo lực, do nhân dân ngày nay nhận thức khác xưa, trình độ nhận thức đã tiến bộ lên nhiều. – Mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân trong quá trình CM chỉ diễn ra trong giai đoạn nhất định. Giai cấp tư lãnh đạo thường sử dụng bạo lực của quần chúng để đạt được mục đích của mình: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sau khi đạt được mục đích họ không quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng và quay lưng với quần chúng, đàn áp phong trào của nhân dân mà họ cho là quá khích. 3/ Nhiệm vụ cách mạng
* Nhiệm vụ dân tộc Xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản bao gồm đầy đủ 4 yếu tố (chung lãnh thổ, chung ngôn ngữ, chung một nền văn hoá, chung một nền kinh tế) để thúc đẩy nền kinh tế TBCN phát triển. – Do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau mà biểu hiện của nhiệm vụ dân tộc cũng khác nhau: Pháp: không tồn tại tình trạng phong kiến chia cắt nên nhiệm vụ dân tộc chỉ là xoá bỏ một số đặc quyền của bọn quý tộc địa phương về tập quán, thuế khoá… Đức, Ý: xoá bỏ phong kiến cát cứ, thống nhất đất nước. Nhật: phế bỏ các phiên quốc và đặc quyền của các Đaimiô. Bắc Mĩ: thống nhất 13 thuộc địa. 6/ Hạn chế – Về quyền dân chủ: sau khi CM thành công, giai cấp tư sản tìm mọi cách han chế quyền bầu cử của quần chúng nhân dân nghèo, chỉ người có tài sản cao mới được đi bầu nên số lượng người đi bầu cử rất ít. Ví dụ ở Anh đầu thế kỉ XIX chỉ có 5% dân số đi bầu, ở Mĩ sau chiến tranh giành độc lập có 4,8% dân số, ở Nhật sau hiến pháp 1889 – 1%. Ở một số nước, quyền lực của quốc hội còn hạn chế như ở Đức, Nhật quyền lập pháp của quốc hội còn yếu, quốc hội không kiểm soát được chính phủ mà chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước vua… – Về quyền tự do: trong các tuyên ngôn đều nhấn mạnh quyền tự do nhưng thực tế trong các hiến pháp ở mức độ nhất định đã tước mất quyền tự do cơ bản của nhân dân. Ví dụ ở Pháp năm 1790 chính phủ ban hành luật Sapơliê cấm công nhân bãi công, mãi đến 1864 luật này mới bị bãi bỏ. Ở Anh, công đoàn được thành lập sớm nhưng mãi đến cuối XIX mới được hợp hoá. Ở Đức Bixmac đã đưa ra đạo luật đặc biệt đưa đảng xã hội dân chủ Đức ra ngoài vào vòng pháp luật. Ở Nga, nhân dân không có quyền tự do ngôn luận, lập hội, các chính đảng hay báo chí muốn lập phải ra nước ngoài. – Về vấn đề ruộng đất: nhìn một cách khách quan thì vấn đề ruộng đất được thực hiện triệt để vì đã thực hiện quyền tư hữu ruộng đất. Chỉ có điều cách giải quyết vấn đề ruộng đất của mỗi nước khác nhau như ở PHáp đựoc nhiều người hưởng hơn còn cách giải quyết vấn đề ruộng đất ở Đức hay Nhật ít người hưởng hơn. Hạn chế lớn nhất của CMTS là nó chỉ xác lập hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, quần chúng là người làm nên CM nhưng không được hưởng quyền lợi gì.
Nhầm tìm hiểu sâu về những vấn đề lịch sử thế giới cận đại, mà cụ thể là các cuộc cách mạng tư sản thời kỳ cận đại (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), một vấn đề mà em rất quan tâm sau 3 năm học. Để có những nhận thức đúng đắn nhất, em đã nghiên cứu đề tài thông qua việc sưu tầm, thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Đồng thời, đây là một dịp để bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết về lịch sử thế giới. Đồng thời, nó còn giúp ích cho em trong công tác giảng dạy và học tập sau này.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHỚ
CHO MÌNH CTLHN :))
Giai cấp lãnh đạo:
– Thông thường là giai cấp tư sản, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà lãnh đạo CM ngoài tư sản còn có quý tộc mới (Anh), chủ nô (Mĩ), Iuncơ (Đức), võ sĩ tư sản hoá (Nhật)…
– Giai cấp lãnh đạo quyết định đến tính triệt để của cách mạng.
Những cuộc cách mạng do tư sản lãnh đạo hay tiểu tư sản lãnh đạo thường triệt để hơn những cuộc CM do các giai cấp phong kiến phân hoá lên.
* Lực lượng: quần chúng nhân dân chủ yếu là nông dân và bình dân thành thị.
– Vì CMTS là giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, quần chúng nhân là yếu tố chính của LLSX nên họ hăng hái tham gia cách mạng lật đổ qhsx cũ để tự giải phóng mình.
Giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu cũng rất chú ý lôi kéo quần chúng tham gia cách mạng khi đưa ra các khẩu hiệu hấp dẫn. Ở Anh, Crômoen đã cam kết thực hiện bản “thoả ước nhân dân”, ở Pháp đưa bản Tuyên ngôn nhân quyền va dân quyền, ở Đức Bixmac hứa sẽ lập quyền phổ thông đầu phiếu cho công nhân, ở Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đưa ra khẩu hiệu “bình quân địa quyền”.
Trong các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã thể hiện rõ vai trò của quần chúng nhân dân, nhất là trong cách mạng Pháp. Trong phong trào CM 1848, quần chúng cũng tham gia hăng hái và đông đảo đến mức không có sự lãnh đạo của tư sản họ vẫn nổi dậy chống chính quyền (cách mạng tháng 2 ở Đức, Pháp). Chính phong trào tự phát của nhân dân đã đẩy giai cấp tư sản lên địa vị cầm quyền “giai cấp tư sản bị sức mạnh động đất hất lên bề mặt của nhà nước mới”.
– Trong các cuộc CMTS thời cận đại do sự tham gia của quần chúng nhân dân nên có tính bạo lực, nhân dân càng tham gia đông đảo bao nhiêu thì bạo lực càng mạnh bấy nhiêu và cuộc CM càng đi tới triệt để. (Khác với ngày nay, nhân dân càng tham gia thì phong trào càng mang tính chất hoà bình và loại trừ bạo lực, do nhân dân ngày nay nhận thức khác xưa, trình độ nhận thức đã tiến bộ lên nhiều.
– Mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân trong quá trình CM chỉ diễn ra trong giai đoạn nhất định. Giai cấp tư lãnh đạo thường sử dụng bạo lực của quần chúng để đạt được mục đích của mình: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sau khi đạt được mục đích họ không quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng và quay lưng với quần chúng, đàn áp phong trào của nhân dân mà họ cho là quá khích.
3/ Nhiệm vụ cách mạng
* Nhiệm vụ dân tộc
Xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản bao gồm đầy đủ 4 yếu tố (chung lãnh thổ, chung ngôn ngữ, chung một nền văn hoá, chung một nền kinh tế) để thúc đẩy nền kinh tế TBCN phát triển.
– Do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau mà biểu hiện của nhiệm vụ dân tộc cũng khác nhau:
Pháp: không tồn tại tình trạng phong kiến chia cắt nên nhiệm vụ dân tộc chỉ là xoá bỏ một số đặc quyền của bọn quý tộc địa phương về tập quán, thuế khoá…
Đức, Ý: xoá bỏ phong kiến cát cứ, thống nhất đất nước.
Nhật: phế bỏ các phiên quốc và đặc quyền của các Đaimiô.
Bắc Mĩ: thống nhất 13 thuộc địa.
6/ Hạn chế
– Về quyền dân chủ: sau khi CM thành công, giai cấp tư sản tìm mọi cách han chế quyền bầu cử của quần chúng nhân dân nghèo, chỉ người có tài sản cao mới được đi bầu nên số lượng người đi bầu cử rất ít. Ví dụ ở Anh đầu thế kỉ XIX chỉ có 5% dân số đi bầu, ở Mĩ sau chiến tranh giành độc lập có 4,8% dân số, ở Nhật sau hiến pháp 1889 – 1%. Ở một số nước, quyền lực của quốc hội còn hạn chế như ở Đức, Nhật quyền lập pháp của quốc hội còn yếu, quốc hội không kiểm soát được chính phủ mà chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước vua…
– Về quyền tự do: trong các tuyên ngôn đều nhấn mạnh quyền tự do nhưng thực tế trong các hiến pháp ở mức độ nhất định đã tước mất quyền tự do cơ bản của nhân dân. Ví dụ ở Pháp năm 1790 chính phủ ban hành luật Sapơliê cấm công nhân bãi công, mãi đến 1864 luật này mới bị bãi bỏ. Ở Anh, công đoàn được thành lập sớm nhưng mãi đến cuối XIX mới được hợp hoá. Ở Đức Bixmac đã đưa ra đạo luật đặc biệt đưa đảng xã hội dân chủ Đức ra ngoài vào vòng pháp luật. Ở Nga, nhân dân không có quyền tự do ngôn luận, lập hội, các chính đảng hay báo chí muốn lập phải ra nước ngoài.
– Về vấn đề ruộng đất: nhìn một cách khách quan thì vấn đề ruộng đất được thực hiện triệt để vì đã thực hiện quyền tư hữu ruộng đất. Chỉ có điều cách giải quyết vấn đề ruộng đất của mỗi nước khác nhau như ở PHáp đựoc nhiều người hưởng hơn còn cách giải quyết vấn đề ruộng đất ở Đức hay Nhật ít người hưởng hơn.
Hạn chế lớn nhất của CMTS là nó chỉ xác lập hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, quần chúng là người làm nên CM nhưng không được hưởng quyền lợi gì.