Nêu các đường tấn công của giặc trong chiến dịch Việt-Bắc thu- đông 1947

By Margaret

Nêu các đường tấn công của giặc trong chiến dịch Việt-Bắc thu- đông 1947

0 bình luận về “Nêu các đường tấn công của giặc trong chiến dịch Việt-Bắc thu- đông 1947”

  1. chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 (từ 7-10-1947 đến 22-12-1947) là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương, nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh, lập ngụy quyền toàn quốc và đặt ách thống trị thực dân trên toàn bộ nước Việt Nam, đồng thời khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn đường liên lạc giữa Việt Nam và quốc tế.

    Ngày 10 tháng 9 năm 1947 khi đã có hơn 12 vạn quân viễn chinh, cao ủy Pháp Bô-la (Bollaert) tuyên bố không công nhận nước Việt Nam độc lập và đưa ra những quy định nhằm thiết lập lại chế độ thực dân kiểu cũ của Pháp ở Đông dương.

    Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947

    Ngày 15 tháng 9 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Sửa soạn phá những cuộc tấn công lớn của địch” nhằm phá vỡ những mưu đồ của bọn thực dân. Ngày 17 tháng 9 năm 1947, Hội nghị quân sự lần thứ tư và sau mười ngày tiếp đó là Hội nghị quân sự lần thứ năm được triệu tập để thống nhất nhận định về âm mưu và hướng tiến công sắp tới của giặc Pháp, đề ra chủ trương tác chiến trong thu đông. Khắp nơi nổi lên khẩu hiệu: “Đập tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Quân và dân cả nước tích cực chuẩn bị phá cuộc tiến công mùa đông của địch.

    Bộ đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947

    Phía Pháp do tướng Salăng vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây và khóa chặt biên giới, cố giành thắng lợi về quân sự để tập hợp lực lượng phản động lập chính phủ bù nhìn tay sai và hy vọng kết thúc chiến tranh. Theo kế hoạch ngày 7 tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp huy động lực lượng mở cuộc hành quân lên Việt Bắc mang mật danh LEA và CLO, chia làm 3 cánh quân tiến lên Việt Bắc. Binh đoàn đường không của Xô-va-nhắc (Sauvagnac) chỉ huy, nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn. Đồng thời binh đoàn bộ binh của Bô-phơ-rê (Beaufré) chỉ huy, từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. Binh đoàn hỗn hợp của Com-muy-nan (Commuanal) chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang đến Chiêm Hóa để đánh vào Đài Thị.

    Phía quân đội Việt Nam, ngày 8 tháng 10 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi, bộ đội, quân dân du kích và toàn thể đồng bào ra sức tiêu diệt địch. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Nghiên cứu thế lực của ta và địch trên chiến trường, Bộ tổng chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên 3 mặt trận: “Đánh mạnh ở mặt trận Sông Lô; đường số 4 và đường số 3 nhằm phá vận tải tiếp tế địch, phục kích các đường rừng, đánh đường sông; tại những căn cứ của địch luôn quấy rối, với những vị trí nhỏ thì bao vây tiêu diệt để phối hợp với Việt Bắc”. Quân đội ta sử dụng các trung đoàn 147, 165 (chủ lực Bộ); 72, 74, 121 (Khu 1); 11, 36; 59; 98 (Khu 12); 1 tiếu đoàn pháo binh và Trung đoàn Sông Lô (Khu 10); 5 tiểu đoàn độc lập của Bộ, Khu 1 và Khu 12, các đơn vị binh chủng và du kích trên địa bàn chiến dịch. Chiến khu do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng. Chiến dịch tấn công của quân Pháp bắt đầu thì chiến dịch phản công của quân đội ta tại Việt Bắc cũng bắt đầu.

    Các chiến sĩ pháo binh Trung đoàn sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947

    Ngay từ những ngày đầu Trung đoàn Vệ quốc quân tại Cao Bằng bắn rơi máy bay chỉ huy của quân Pháp, đại tá Lăm-be (Lambert) phó tổng tham mưu quân viễn chinh Pháp cùng các cơ quan tham mưu chiến dịch của Pháp bị chết trong máy bay.

    Ở mặt trận Sông Lô – Chiêm Hóa, địch vừ đổ bộ lên bến Bình Ca bị quân đội ta bắn chìm một pháo thuyền địch, tiếp đó diệt hơn một tiểu đội giặc lập chiến công đầu tiên trên sông Lô. Những trận đánh địa lôi, phục kích, bắn tỉa của quân đội ta làm cho quân đội Pháp không thể tiến theo các đường thủy, đường bộ, buộc chúng phải tiếp viện quân nhảy dù xuống Chiêm Hóa. Đoàn pháo binh cùng các binh đoàn chủ lực bắn chìm một số tàu chiến và ca nô của quân Pháp tại Đoan Hùng, Khoan Bộ, Khe Lau. Đường tiếp viện của quân Pháp từ Hà Nội lên bị cắt đứt.

    Xác chiếc tàu L.C.T của quân đội Pháp bị pháo binh ta bắn đắm trên sông Lô Việt trong chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947.

    Ở mặt trận đường số 4, các đại đội độc lập và quân dân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn phục kích, bắn tỉa trên đường địch hành quân, tiến công tiêu diệt địch tại Đông Khê, Thất Khê. Tiểu đoàn tập trung Lạng Sơn lợi dụng địa hình đánh trận phục kích xuất sắc, diệt 33 xe cơ giới gần 300 tên địch tại Bông Lau, thu toàn bộ vũ khí. Đường số 4 thành “con đường máu” của thực dân Pháp.

    Ở mặt trận đường số 3, tự vệ quân giới phối hợp với dân quân dân tộc ít người đánh quân Pháp đi lẻ. Các tiểu đoàn tập trung thuộc Bộ Tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy Chiến khu 1, tập kích, đánh địa lôi hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt trong công sự, cắt đứt đường tiếp viện của quân Pháp từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn.

    Các binh đoàn lớn của thực dân Pháp càng đi sâu vào căn cứ Việt Bắc càng bị chia cắt và hao mòn lực lượng. Binh đoàn Com-muy-nan mất sức chiến đấu phải rút lui. Gọng kìm sông Lô bị bẻ gãy. Binh đoàn đổ bộ đường không Sô-va-nhắc bị bao vây cô lập giữa rừng sâu. Binh đoàn Bô-phơ-rê đến Bắc Cạn thì hết khả năng chiến đấu vì bị tiêu hao lực lượng.

    Tượng đài Chiến thắng sông Lô (Đoan Hùng, Phú Thọ)

    Trong cuộc tiến công của quân Pháp lên Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, quân đội ta đã bắn rơi 16 chiếc máy bay, bắn chím 11 tàu chiến và ca nô, phá hủy 100 khẩu pháo, thu được hàng nghìn súng, hàng trăm xe quân sự và rất nhiều quân trang, quân dụng, ngoài 270 quân lính ra hàng và hơn 3000 quân lính bị thương, trên 3000 quân lính đã bỏ xác trên các ngả đường rừng và các dòng sông.

    Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947, làm phá tan kế hoạch “tấn công chớp nhoáng” để kết thúc chiến tranh của Pháp. Một lần nữa chứng minh đường lối và sự chỉ đạo kháng chiến của Đảng là đúng đắn, đánh dấu bước trưởng thành mới của quân đội ta, đưa kháng chiến dân tộc sang một giai đoạn mới, giai đoạn chiến lược phòng ngự sang giai đoạn chiến lược cầm cự.

    Trả lời
  2.   * Bạn tham khảo nhé *

    Ngày 10 tháng 9 năm 1947 khi đã có hơn 12 vạn quân viễn chinh, cao ủy Pháp Bô-la (Bollaert) tuyên bố không công nhận nước Việt Nam độc lập và đưa ra những quy định nhằm thiết lập lại chế độ thực dân kiểu cũ của Pháp ở Đông dương.

    Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947

    Ngày 15 tháng 9 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Sửa soạn phá những cuộc tấn công lớn của địch” nhằm phá vỡ những mưu đồ của bọn thực dân. Ngày 17 tháng 9 năm 1947, Hội nghị quân sự lần thứ tư và sau mười ngày tiếp đó là Hội nghị quân sự lần thứ năm được triệu tập để thống nhất nhận định về âm mưu và hướng tiến công sắp tới của giặc Pháp, đề ra chủ trương tác chiến trong thu đông. Khắp nơi nổi lên khẩu hiệu: “Đập tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Quân và dân cả nước tích cực chuẩn bị phá cuộc tiến công mùa đông của địch.

    Bộ đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947

    Phía Pháp do tướng Salăng vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây và khóa chặt biên giới, cố giành thắng lợi về quân sự để tập hợp lực lượng phản động lập chính phủ bù nhìn tay sai và hy vọng kết thúc chiến tranh. Theo kế hoạch ngày 7 tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp huy động lực lượng mở cuộc hành quân lên Việt Bắc mang mật danh LEA và CLO, chia làm 3 cánh quân tiến lên Việt Bắc. Binh đoàn đường không của Xô-va-nhắc (Sauvagnac) chỉ huy, nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn. Đồng thời binh đoàn bộ binh của Bô-phơ-rê (Beaufré) chỉ huy, từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. Binh đoàn hỗn hợp của Com-muy-nan (Commuanal) chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang đến Chiêm Hóa để đánh vào Đài Thị.

    Phía quân đội Việt Nam, ngày 8 tháng 10 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi, bộ đội, quân dân du kích và toàn thể đồng bào ra sức tiêu diệt địch. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Nghiên cứu thế lực của ta và địch trên chiến trường, Bộ tổng chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên 3 mặt trận: “Đánh mạnh ở mặt trận Sông Lô; đường số 4 và đường số 3 nhằm phá vận tải tiếp tế địch, phục kích các đường rừng, đánh đường sông; tại những căn cứ của địch luôn quấy rối, với những vị trí nhỏ thì bao vây tiêu diệt để phối hợp với Việt Bắc”. Quân đội ta sử dụng các trung đoàn 147, 165 (chủ lực Bộ); 72, 74, 121 (Khu 1); 11, 36; 59; 98 (Khu 12); 1 tiếu đoàn pháo binh và Trung đoàn Sông Lô (Khu 10); 5 tiểu đoàn độc lập của Bộ, Khu 1 và Khu 12, các đơn vị binh chủng và du kích trên địa bàn chiến dịch. Chiến khu do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng. Chiến dịch tấn công của quân Pháp bắt đầu thì chiến dịch phản công của quân đội ta tại Việt Bắc cũng bắt đầu.

    Các chiến sĩ pháo binh Trung đoàn sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947

    Ngay từ những ngày đầu Trung đoàn Vệ quốc quân tại Cao Bằng bắn rơi máy bay chỉ huy của quân Pháp, đại tá Lăm-be (Lambert) phó tổng tham mưu quân viễn chinh Pháp cùng các cơ quan tham mưu chiến dịch của Pháp bị chết trong máy bay.

    Ở mặt trận Sông Lô – Chiêm Hóa, địch vừ đổ bộ lên bến Bình Ca bị quân đội ta bắn chìm một pháo thuyền địch, tiếp đó diệt hơn một tiểu đội giặc lập chiến công đầu tiên trên sông Lô. Những trận đánh địa lôi, phục kích, bắn tỉa của quân đội ta làm cho quân đội Pháp không thể tiến theo các đường thủy, đường bộ, buộc chúng phải tiếp viện quân nhảy dù xuống Chiêm Hóa. Đoàn pháo binh cùng các binh đoàn chủ lực bắn chìm một số tàu chiến và ca nô của quân Pháp tại Đoan Hùng, Khoan Bộ, Khe Lau. Đường tiếp viện của quân Pháp từ Hà Nội lên bị cắt đứt.

    Xác chiếc tàu L.C.T của quân đội Pháp bị pháo binh ta bắn đắm trên sông Lô Việt trong chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947.

    Ở mặt trận đường số 4, các đại đội độc lập và quân dân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn phục kích, bắn tỉa trên đường địch hành quân, tiến công tiêu diệt địch tại Đông Khê, Thất Khê. Tiểu đoàn tập trung Lạng Sơn lợi dụng địa hình đánh trận phục kích xuất sắc, diệt 33 xe cơ giới gần 300 tên địch tại Bông Lau, thu toàn bộ vũ khí. Đường số 4 thành “con đường máu” của thực dân Pháp.

    Ở mặt trận đường số 3, tự vệ quân giới phối hợp với dân quân dân tộc ít người đánh quân Pháp đi lẻ. Các tiểu đoàn tập trung thuộc Bộ Tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy Chiến khu 1, tập kích, đánh địa lôi hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt trong công sự, cắt đứt đường tiếp viện của quân Pháp từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn.

    Các binh đoàn lớn của thực dân Pháp càng đi sâu vào căn cứ Việt Bắc càng bị chia cắt và hao mòn lực lượng. Binh đoàn Com-muy-nan mất sức chiến đấu phải rút lui. Gọng kìm sông Lô bị bẻ gãy. Binh đoàn đổ bộ đường không Sô-va-nhắc bị bao vây cô lập giữa rừng sâu. Binh đoàn Bô-phơ-rê đến Bắc Cạn thì hết khả năng chiến đấu vì bị tiêu hao lực lượng.

    Tượng đài Chiến thắng sông Lô (Đoan Hùng, Phú Thọ)

    Trong cuộc tiến công của quân Pháp lên Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, quân đội ta đã bắn rơi 16 chiếc máy bay, bắn chím 11 tàu chiến và ca nô, phá hủy 100 khẩu pháo, thu được hàng nghìn súng, hàng trăm xe quân sự và rất nhiều quân trang, quân dụng, ngoài 270 quân lính ra hàng và hơn 3000 quân lính bị thương, trên 3000 quân lính đã bỏ xác trên các ngả đường rừng và các dòng sông.

    Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947, làm phá tan kế hoạch “tấn công chớp nhoáng” để kết thúc chiến tranh của Pháp. Một lần nữa chứng minh đường lối và sự chỉ đạo kháng chiến của Đảng là đúng đắn, đánh dấu bước trưởng thành mới của quân đội ta, đưa kháng chiến dân tộc sang một giai đoạn mới, giai đoạn chiến lược phòng ngự sang giai đoạn chiến lược cầm cự.

                                            CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!~!!!

    Trả lời

Viết một bình luận