-nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? lấy ví dụ ?so sánh sự nở vì nhiệt của các chất đó -nêu kết luận về sự nóng chảy và đô

By Sadie

-nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? lấy ví dụ ?so sánh sự nở vì nhiệt của các chất đó
-nêu kết luận về sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ,sự sôi
giúp 2 câu này

0 bình luận về “-nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? lấy ví dụ ?so sánh sự nở vì nhiệt của các chất đó -nêu kết luận về sự nóng chảy và đô”

  1. Kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn:

    – Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    – Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    VD : Nung nóng quả cầu bằng nhôm thì quả cầu nở ra, Ngâm quả cầu bằng nhôm vào nước đá làm cho quả cầu bằng nhôm co lại

    Kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng:

    Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

    VD : Đổ đầy nước màu vào bình cầu. Nút chặt bình bằng nút cao su có một ống thủy tinh cắm xuyên qua. Ngâm bình cầu vào nước nóng thì nước màu trong quả cầu dâng lên còn ngâm bình cầu vào nước lạnh thì nước màu trong bình giảm đi

    Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    Kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí:

    – Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    – Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    – Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    VD : Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút cao su của bình cầu. Nhúng một đầu ống vào cốc nước màu. Dùng ngón tay bịt chặt đầu còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn giọt nước màu trong ống. Lắp chặt nút cao su gắn ống thủy tinh với giọt nước màu vào bình cầu, để nhốt một lượng khí trong bình. Xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi áp chặt vào bình cầu thấy giọt nước màu đi lên chứng tỏ không khí đã nở ra. Làm lạnh bàn tay rồi áp chặt vào bình cầu thấy giọt nước màu đi xuống chứng tỏ không khí trong quả cầu co lại

    So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí:

    * Giống nhau:

    – Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    – Các chất nở ra hay co lại đều gây ra một lực rất lớn.

    * Khác nhau:

    – Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    – Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    – Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    Sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí.

    * Giống nhau:

    – Các chất lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    – Các chất lỏng, khí nở ra hay co lại đều gây ra một lực rất lớn.

    * Khác nhau:

    – Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    – Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    – Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

    Chúc bạn học tốt~(nhớ cho mik câu trả lời hay nhất+cám ơn nhé, thanhks!!!!)

    Trả lời
  2. 1) Kết luận: +) Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

                        +) Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau ; các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

                        +) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

                        +) Trong quá trình dãn nở vìn nhiệt, nếu bị ngăn cản sẽ gây ra 1 lực rất lớn

    *VD: Chỗ tiếp nối 2 đường ray nếu không có chỗ hở thì khi trời nắng gắt, 2 đầu đường ray này nóng lên và nở ra, chèn lên nhau gây ra 1 lực rất lớn làm hư hỏng đường tàu.

    * So sánh sự nở vì nhiệt của các chất:

    Giống: -Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

                -Trong quá trình dãn nở vìn nhiệt, nếu bị ngăn cản sẽ gây ra 1 lực rất lớn

    Khác:  -Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau ; các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

               – Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

    2) +) Sự nóng chảy:

    – Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
    – Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.
    – Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
    – Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi.

       +) Sự đông đặc:

    -Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
    – Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc.
    – Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau
    – Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

      +) Sự bay hơi

      -Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
      – Sự bay hơi diễn ra càng nhanh khi nhiệt độ  càng cao (tăng)

      +) Sự ngưng tụ: 

    – Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
    – Sự ngưng tụ diễn ra càng nhanh khi nhiệt độ càng thấp (giảm)

                

    Trả lời

Viết một bình luận