Chiết là phương pháp nhân giống sinh dưỡng sử dụng một bộ phận không tách rời khỏi cây mẹ để tạo thành một cây con hoàn chỉnh (cây chiết). Bộ phận sinh dưỡng được sử dụng làm vật liệu nhân giống có thể là cành, thân, củ, rễ…
Chiết là phương pháp dễ làm và dễ thành công, không đòi hỏi trang thiết bị, kỹ thuật phức tạp, ít tốn kém nhưng có nhược điểm là hệ sốnhân giốngthấp nên thường áp dụng cho các loài cây khó nhân giống bằng hom như các cây ăn quả nhiệt đới: Nhãn, Vải, Hồng xiêm, Xoài… và một số cây cảnh quí hiếm. Trong cải thiện giống cây rừng, chiết ít được sử dụng hơn các phương pháp nhân giống sinh dưỡng khác.
Khác với ghép và giâm hom, bộ phận được chiết vẫn gắn liền với cây mẹ nên vẫn tiếp tục được cây mẹ cung cấp nước, muối khoáng, hydratcacbon…qua mạch gỗ và libe trong suốt quá trình ra rễ. Khi cắt, bóc vỏ cây (chiết), dòng vận chuyển hydratcacbon và các auxin được tổng hợp từ lá và đỉnh sinh trưởng đi xuống phía dưới bị gián đoạn, kết hợp với tạo môi trường thuận lợi về độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng, kích thích cơ giới… gây kích thích ra rễ tại vết cắt, làm nảy sinh ra rễ bất định. Cơ chế ra rễ bất định giống như khi giâm hom.
Khả năng ra rễ khi chiết trước hết phụ thuộc vào đặc điểm của từng loài cây, tình trạng sinh lý, sức sống của cây và bộ phận được chiết, vào điều kiện môi trường (xem mục 1) cũng như kỹ thuật chiết. Kích thích ra rễ bằng biện pháp cơ giới thường được áp dụng khi chiết, kích thích hóa học kết hợp với kích thích cơ giới được áp dụng cho những loài cây khó ra rễ hoặc những cây tuổi lớn hoặc để rút ngắn thời gian ra rễ, cải thiện chất lượng bộ rễ. Kích thích cơ giới được thực hiện bằng cách khoanh và bóc một đoạn vỏ tại chỗ muốn cho ra rễ trên thân, cành cây (chiết trên không), hoặc cắt thân cho chồi mới xuất hiện, ra rễ rồi chiết (chiết chổi), cũng có thể uốn cong cành cho ra rễ ở chỗ uốn… Những chất kích thích ra rễ tốt để chiết cũng là những auxin sử dụng khi giâm hom.
Có nhiều phương pháp chiết áp dụng tuỳ theo đặc điểm của từng loài cây. Đối với cây lâm nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp chiết đơn giản, chiết vùi thân, chiết cành và chiết chồi.
Chiết đơn giản
Chiết đơn giản thực hiện bằng cách vít các cành xuống đất và vùi đất tại một vị trí cho cành ra rễ, tạo thành cây chiết.
Cách chiết này đơn giản, dễ làm nhưng chỉ thích hợp với cây 1 – 2 tuổi, cành mềm, dễ uốn. Chiết chồi
Chiết chồi có thể tiến hành theo hai cách. Cách thứ nhất; chặt cây định chiết ở phần sát mặt đất vào trước mùa sinh trưởng, tủ kín đất lên gốc chặt để gốc nảy nhiều chồi, những chồi này sẽ ra rễ vào cuối mùa sinh trưởng tạo thành cây chiết. Gốc chặt có thể được sử dụng để tạo chồi nhiều lần. Phương pháp này được sử dụng lần đầu tiên để chiết Táo, Lê và một số loài cây ăn quả khác. Cách thứ hai (chiết vùi thân); Ghìm cành cây hoặc cả thân cây nằm ngang xuống rãnh rồi tủ kín đất, để các chồi mới hình thành, một thời gian sau rễ xuất hiện ở phần gốc chồi mới sinh hình thành cây chiết. Một số loài tre nhân giống bằng phương pháp này cho kết quả tốt.
Chiết chồiChiết cành (chiết trên không)
Chiết cành được áp dụng phổ biến nhất cho các loài cây nhiệt đới và á nhiệt đới (Vải, Nhãn, Cam, Đa, Quít, Bưởi, ổi, Hồng xiêm, một số loài Thông…).
Cành chiết được chọn là những cành ở phần giữa của tán cây mẹ, hướng có nhiều ánh sáng, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, cắt khoanh vỏ chỗ chiết, chiều dài khoảng 2 – 2,5 cm tuỳ theo đường kính chỗ chiết, bóc khoanh vỏ khỏi cành, dùng dao cạo sạch bề mặt chỗ cành mới bóc vỏ. Đối với những loài cây khó ra rễ, có thể sử dụng IBA nồng độ 500 – 2000 ppm tuỳ theo loài cây bôi lên vết cắt để kích thích ra rễ. Dùng hỗn hợp đất, phân chuồng, chất gây xốp (rơm, rạ…) vừa ẩm bó chỗ chiết lại và bọc kín chung quanh bầu đất bằng nilon rồi buộc chặt. Khi cành chiết ra rễ, cần để cho rễ già, có mầu nâu, nâu thẫm mới cắt cành chiết. Nên đặt cành chiết vào bầu đất, chăm sóc cho sống ổn định mới mang trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.
Chiết là phương pháp nhân giống sinh dưỡng sử dụng một bộ phận không tách rời khỏi cây mẹ để tạo thành một cây con hoàn chỉnh (cây chiết). Bộ phận sinh dưỡng được sử dụng làm vật liệu nhân giống có thể là cành, thân, củ, rễ…
Chiết là phương pháp dễ làm và dễ thành công, không đòi hỏi trang thiết bị, kỹ thuật phức tạp, ít tốn kém nhưng có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp nên thường áp dụng cho các loài cây khó nhân giống bằng hom như các cây ăn quả nhiệt đới: Nhãn, Vải, Hồng xiêm, Xoài… và một số cây cảnh quí hiếm. Trong cải thiện giống cây rừng, chiết ít được sử dụng hơn các phương pháp nhân giống sinh dưỡng khác.
Khác với ghép và giâm hom, bộ phận được chiết vẫn gắn liền với cây mẹ nên vẫn tiếp tục được cây mẹ cung cấp nước, muối khoáng, hydratcacbon…qua mạch gỗ và libe trong suốt quá trình ra rễ. Khi cắt, bóc vỏ cây (chiết), dòng vận chuyển hydratcacbon và các auxin được tổng hợp từ lá và đỉnh sinh trưởng đi xuống phía dưới bị gián đoạn, kết hợp với tạo môi trường thuận lợi về độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng, kích thích cơ giới… gây kích thích ra rễ tại vết cắt, làm nảy sinh ra rễ bất định. Cơ chế ra rễ bất định giống như khi giâm hom.
Khả năng ra rễ khi chiết trước hết phụ thuộc vào đặc điểm của từng loài cây, tình trạng sinh lý, sức sống của cây và bộ phận được chiết, vào điều kiện môi trường (xem mục 1) cũng như kỹ thuật chiết. Kích thích ra rễ bằng biện pháp cơ giới thường được áp dụng khi chiết, kích thích hóa học kết hợp với kích thích cơ giới được áp dụng cho những loài cây khó ra rễ hoặc những cây tuổi lớn hoặc để rút ngắn thời gian ra rễ, cải thiện chất lượng bộ rễ. Kích thích cơ giới được thực hiện bằng cách khoanh và bóc một đoạn vỏ tại chỗ muốn cho ra rễ trên thân, cành cây (chiết trên không), hoặc cắt thân cho chồi mới xuất hiện, ra rễ rồi chiết (chiết chổi), cũng có thể uốn cong cành cho ra rễ ở chỗ uốn… Những chất kích thích ra rễ tốt để chiết cũng là những auxin sử dụng khi giâm hom.
Có nhiều phương pháp chiết áp dụng tuỳ theo đặc điểm của từng loài cây. Đối với cây lâm nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp chiết đơn giản, chiết vùi thân, chiết cành và chiết chồi.
Chiết đơn giản
Chiết đơn giản thực hiện bằng cách vít các cành xuống đất và vùi đất tại một vị trí cho cành ra rễ, tạo thành cây chiết.
Cách chiết này đơn giản, dễ làm nhưng chỉ thích hợp với cây 1 – 2 tuổi, cành mềm, dễ uốn.
Chiết chồi
Chiết chồi có thể tiến hành theo hai cách. Cách thứ nhất; chặt cây định chiết ở phần sát mặt đất vào trước mùa sinh trưởng, tủ kín đất lên gốc chặt để gốc nảy nhiều chồi, những chồi này sẽ ra rễ vào cuối mùa sinh trưởng tạo thành cây chiết. Gốc chặt có thể được sử dụng để tạo chồi nhiều lần. Phương pháp này được sử dụng lần đầu tiên để chiết Táo, Lê và một số loài cây ăn quả khác. Cách thứ hai (chiết vùi thân); Ghìm cành cây hoặc cả thân cây nằm ngang xuống rãnh rồi tủ kín đất, để các chồi mới hình thành, một thời gian sau rễ xuất hiện ở phần gốc chồi mới sinh hình thành cây chiết. Một số loài tre nhân giống bằng phương pháp này cho kết quả tốt.
Chiết chồiChiết cành (chiết trên không)
Chiết cành được áp dụng phổ biến nhất cho các loài cây nhiệt đới và á nhiệt đới (Vải, Nhãn, Cam, Đa, Quít, Bưởi, ổi, Hồng xiêm, một số loài Thông…).
Cành chiết được chọn là những cành ở phần giữa của tán cây mẹ, hướng có nhiều ánh sáng, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, cắt khoanh vỏ chỗ chiết, chiều dài khoảng 2 – 2,5 cm tuỳ theo đường kính chỗ chiết, bóc khoanh vỏ khỏi cành, dùng dao cạo sạch bề mặt chỗ cành mới bóc vỏ. Đối với những loài cây khó ra rễ, có thể sử dụng IBA nồng độ 500 – 2000 ppm tuỳ theo loài cây bôi lên vết cắt để kích thích ra rễ. Dùng hỗn hợp đất, phân chuồng, chất gây xốp (rơm, rạ…) vừa ẩm bó chỗ chiết lại và bọc kín chung quanh bầu đất bằng nilon rồi buộc chặt. Khi cành chiết ra rễ, cần để cho rễ già, có mầu nâu, nâu thẫm mới cắt cành chiết. Nên đặt cành chiết vào bầu đất, chăm sóc cho sống ổn định mới mang trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.