nêu các tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật trong chương trình ngữ văn 9 HK II lưu ý: bỏ mấy bài ko quan trọng cũng như không học ra

nêu các tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật trong chương trình ngữ văn 9 HK II
lưu ý: bỏ mấy bài ko quan trọng cũng như không học ra

0 bình luận về “nêu các tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật trong chương trình ngữ văn 9 HK II lưu ý: bỏ mấy bài ko quan trọng cũng như không học ra”

  1. 1.Mùa xuân nho nhỏ:

    Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) . Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền – Thừa Thiên Huế

    Nội dung:Vẻ đẹp của mùa xuân tràn đày sức sống- Tiếng lòng tha thiết yêu mếnvà gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thànhcủa nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nhonhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
    Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ trong sáng, tha thiết , gần vớicác làn điệu dân ca.- Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiênvới những hình ảnh giàu ý nghĩa biểutượng, khái quát.- Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hìnhảnh mùa xuân với nghệ thuật so sánh và ẩn dụ-Giọng thơ vui tươi, trang nghiêm mà tha thiết.

    2.Viếng lăng Bác

    -Được sáng tác khi ông ra thăm lăng chủ tịc mới khánh thành -In năm 1978- Năm sáng tác 4/1976.
    Tác giả: Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường

    nội dung:Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.

    Nghệ thuật :Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chậm, diễn tả sựtrang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.- Hình ảnh thơ nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực vớihình ảnh ẩn dụ. Những hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng vừa quen thuộc, vừagần gũi với hình ảnh thực, sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.-Điệp ngữ: thể hiện niềm mong ước tha thiếtvà nỗi lưu luyến của nhà thơ.
    3. Sang thu:
    -Sáng tác năm 1977, in trong tập“Từ chiến hào đến thành phố”(1991).-Đây là tác phẩm thành công nhất của Hữu Thỉnh
     Tác giả:Hữu Thỉnh (1942) tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh , Quê ở Vĩnh Phúc. Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.

    – Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng.
    nội dung: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sangthu .- Tâm hồ tinh tế, nhạy cảm vànhững suy nghĩ sâu sắc mang tính triết lý về con người và cuộc đời tác giả
    Nghệ thuật:Bằng hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, sức gợi cảm phong phú

    – Thể thơ năm chữ với nghẹ thuật nhân hóa , liên tưởng , bất ngờ, tinh tế, từ láy tương hinh, ẩn dụ
    4.Nói với con
    – Bài thơ ra đời vàonăm 1980 – khi đờisống tinh thần vàvật chất của nhândân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu sốở miềnnúi nói riêngvô cùng khó khăn,

    Tác giả: Y Pương (1948) , tên khai sinh là Hứu Vĩnh Sước, quê ở Trùng Khánh, Cao Bằng.- 1968: ông nhập ngũ-1981: công tác tại sở thông tin Cao Bằng- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày.
    nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hàovề sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương và dân tộc
    Nghệ thuật : Thể thơ tự do.

    – Bài thơ giản dị,với những hình ảnh cụ thể mang ýnghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm

    – Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con.

    -Bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên.

    Bình luận

Viết một bình luận