Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo, được tiến hành trong lúc nội tình đất nước không yên, chính quyền không được lòng dân, do đó không phát huy được sức mạnh của thế trận “cả nước đánh giặc”; nặng về phòng ngự bị động và thiếu linh hoạt trong vận dụng cách đánh nên sớm thất bại.
Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo không chỉ biết khắc phục những hạn chế của cuộc kháng chiến trước đó mà còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.
Việc chọn vùng núi Lam Sơn với những điều kiện về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, làm căn cứ đầu tiên, là biểu hiện tài nghệ của Lê Lợi trong việc tổ chức phát động cuộc khởi nghĩa chống Minh. Nghe theo kế của Nguyễn Chích, từ tháng 10/1924, nghĩa quân bắt đầu tiến công vùng Nghệ An. Trong gần một năm chiến đấu theo phương hướng chiến lược mới, nghĩa quân đã có đất đứng chân vững chắc và một hậu phương rộng, tạo nên một thay đổi cơ bản đối với cục diện chiến trường. Điểm khác căn bản giữa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những cuộc khởi nghĩa trước đó là ở chỗ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu Lam Sơn đã biết dựa vào dân, xây dựng lực lượng nghĩa quân từ nhân dân để tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân đánh giặc.
Đại đa số nghĩa quân là những người “mạnh lệ” – những người nghèo khổ bị bọn xâm lược và phản động áp bức nhiều nhất, theo tiếng gọi khởi nghĩa họ đã đến tập hợp, trở thành những nghĩa binh dũng cảm. Với mục đích chính nghĩa hợp lòng dân nên nghĩa quân Lam Sơn được đông đảo nhân dân ủng hộ, từ đó Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp tiến công địch bằng cả sức mạnh của nghĩa quân và sự nổi dậy của quần chúng nhằm tiến công bao vây, diệt địch và giành quyền tự chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm, tổ tiên ta đã vận dụng phương thức đánh địch bằng sự kết hợp quân sự, chính trị và binh vận, giữa quân sự và ngoại giao. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng lực lượng quân sự cũng như đấu tranh vũ trang, coi đó là mũi tiến công chủ yếu để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Bên cạnh tiến công quân sự là một cuộc chiến tranh rất kiên trì và khéo léo về ngoại giao, nhằm tiến công vào ý chí xâm lược của giặc, tiên tới chấm dứt chiến tranh bằng cách mở ra cho quân Minh một lối thoát “trong danh dự”. Những bức thư dụ hàng tướng giặc của Nguyễn Trãi nhằm thực hiện chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) đã có “sức mạnh bằng mười vạn quân”, góp phần làm tan rã tinh thần chiến đấu của giặc.
Trong khởi nghĩa và chiến tranh, bộ chỉ huy nghĩa quân rất coi trọng việc tạo thời, lập thế,từng bước chuyển hóa lực lượng, xoay chuyển tình thế. Sự phát triển của nghĩa quân gắn liền với nghệ thuật từng bước chuyển thế trận. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, “mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn”, còn quân địch càng đánh càng thua “mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy”. Với việc lựa chọn rất đúng đắn phương hướng và mục tiêu của các cuộc tiến công chiến lược, khéo kết hợp giữa vây thành với diệt viện, bộ chỉ huy nghĩa quân đã dẫn giải cuộc chiến tranh giải phóng đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong khởi nghĩa và chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nhiều hình thức chiến thuật đã được vận dụng thành công. Phục kích, tập kích là chiến thuật sở trường nhất của nghĩa quân, được sử dụng có hiệu quả trong suốt quá trình khởi nghĩa. Chiến thuật vây thành và đánh thành cũng được vận dụng thành công trong quá trình khởi nghĩa và chiến tranh. Nghĩa quân chủ trương vây thành là chính, nhưng khi cần thiết để phục vụ yêu cầu chiến lược và khi có điều kiện, nghĩa quân cũng đã thực hiện công thành, hạ thành để tiêu diệt địch, nhất là đối với những thành nằm dọc trên đường mà viện binh giặc có thể đi qua. Khi tiến công thành Xương Giang, quân ta đã vây chặt bốn mặt thành, đắp đất thành những cao điểm để đặt pháo bắn vào thành, đào đường ngầm để đột nhập vào trong và dùng thang trèo lên thành rồi ồ ạt tiến công… Trận hạ thành Xương Giang chứng tỏ một bước trưởng thành của nghĩa quân Lam Sơn và cũng là một điển hình của nghệ thuật công thành trong lịch sử quân sự dân tộc.
cách đánh của lê lợi độc đáo ở chỗ tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu đẩy địch từ thế chủ động thành bị động
Chúc bạn học tốt!!!
Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo, được tiến hành trong lúc nội tình đất nước không yên, chính quyền không được lòng dân, do đó không phát huy được sức mạnh của thế trận “cả nước đánh giặc”; nặng về phòng ngự bị động và thiếu linh hoạt trong vận dụng cách đánh nên sớm thất bại.
Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo không chỉ biết khắc phục những hạn chế của cuộc kháng chiến trước đó mà còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.
Việc chọn vùng núi Lam Sơn với những điều kiện về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, làm căn cứ đầu tiên, là biểu hiện tài nghệ của Lê Lợi trong việc tổ chức phát động cuộc khởi nghĩa chống Minh. Nghe theo kế của Nguyễn Chích, từ tháng 10/1924, nghĩa quân bắt đầu tiến công vùng Nghệ An. Trong gần một năm chiến đấu theo phương hướng chiến lược mới, nghĩa quân đã có đất đứng chân vững chắc và một hậu phương rộng, tạo nên một thay đổi cơ bản đối với cục diện chiến trường. Điểm khác căn bản giữa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những cuộc khởi nghĩa trước đó là ở chỗ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu Lam Sơn đã biết dựa vào dân, xây dựng lực lượng nghĩa quân từ nhân dân để tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân đánh giặc.
Đại đa số nghĩa quân là những người “mạnh lệ” – những người nghèo khổ bị bọn xâm lược và phản động áp bức nhiều nhất, theo tiếng gọi khởi nghĩa họ đã đến tập hợp, trở thành những nghĩa binh dũng cảm. Với mục đích chính nghĩa hợp lòng dân nên nghĩa quân Lam Sơn được đông đảo nhân dân ủng hộ, từ đó Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp tiến công địch bằng cả sức mạnh của nghĩa quân và sự nổi dậy của quần chúng nhằm tiến công bao vây, diệt địch và giành quyền tự chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm, tổ tiên ta đã vận dụng phương thức đánh địch bằng sự kết hợp quân sự, chính trị và binh vận, giữa quân sự và ngoại giao. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng lực lượng quân sự cũng như đấu tranh vũ trang, coi đó là mũi tiến công chủ yếu để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Bên cạnh tiến công quân sự là một cuộc chiến tranh rất kiên trì và khéo léo về ngoại giao, nhằm tiến công vào ý chí xâm lược của giặc, tiên tới chấm dứt chiến tranh bằng cách mở ra cho quân Minh một lối thoát “trong danh dự”. Những bức thư dụ hàng tướng giặc của Nguyễn Trãi nhằm thực hiện chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) đã có “sức mạnh bằng mười vạn quân”, góp phần làm tan rã tinh thần chiến đấu của giặc.
Trong khởi nghĩa và chiến tranh, bộ chỉ huy nghĩa quân rất coi trọng việc tạo thời, lập thế,từng bước chuyển hóa lực lượng, xoay chuyển tình thế. Sự phát triển của nghĩa quân gắn liền với nghệ thuật từng bước chuyển thế trận. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, “mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn”, còn quân địch càng đánh càng thua “mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy”. Với việc lựa chọn rất đúng đắn phương hướng và mục tiêu của các cuộc tiến công chiến lược, khéo kết hợp giữa vây thành với diệt viện, bộ chỉ huy nghĩa quân đã dẫn giải cuộc chiến tranh giải phóng đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong khởi nghĩa và chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nhiều hình thức chiến thuật đã được vận dụng thành công. Phục kích, tập kích là chiến thuật sở trường nhất của nghĩa quân, được sử dụng có hiệu quả trong suốt quá trình khởi nghĩa. Chiến thuật vây thành và đánh thành cũng được vận dụng thành công trong quá trình khởi nghĩa và chiến tranh. Nghĩa quân chủ trương vây thành là chính, nhưng khi cần thiết để phục vụ yêu cầu chiến lược và khi có điều kiện, nghĩa quân cũng đã thực hiện công thành, hạ thành để tiêu diệt địch, nhất là đối với những thành nằm dọc trên đường mà viện binh giặc có thể đi qua. Khi tiến công thành Xương Giang, quân ta đã vây chặt bốn mặt thành, đắp đất thành những cao điểm để đặt pháo bắn vào thành, đào đường ngầm để đột nhập vào trong và dùng thang trèo lên thành rồi ồ ạt tiến công… Trận hạ thành Xương Giang chứng tỏ một bước trưởng thành của nghĩa quân Lam Sơn và cũng là một điển hình của nghệ thuật công thành trong lịch sử quân sự dân tộc.