nêu cảm nghĩ của em sau chuyến tham quan học tập tại Hoa Lư- Ninh Bình

nêu cảm nghĩ của em sau chuyến tham quan học tập tại Hoa Lư- Ninh Bình

0 bình luận về “nêu cảm nghĩ của em sau chuyến tham quan học tập tại Hoa Lư- Ninh Bình”

  1. 3giờ sáng ngày 21 tháng 3 năm 2014 xe du lịch đưa chúng tôi đi thực tế tại Ninh Bình. Trong tâm trạng phấn khởi sau những ngày miệt mài làm việc, cán bộ, giáo viên nhà trường đã chuẩn bị cho chuyến đi cẩn thận và chu đáo, có nhiều phấn chấn trước giờ hành hương về Cố Đô Hoa Lư lịch sử. Sau khi vượt hơn 200km, 7giờ0 chúng tôi có mặt tại chùa Bái Đính Ninh Bình. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích Cố Đô Hoa Lư bên Quốc lộ 38B thuộc xã Gia Sinh- Gia Viễn- Ninh Bình. Đây là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam đó là:

    –         Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á

    –         Chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á ( 500 bức bằng đá nguyên khối )

    –         Chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á

    –         Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

    –         Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam

    –         Khu chùa có nhiều cây Bồ Đề nhất Việt Nam

    Như chúng ta đã biết hơn một nghìn năm trước tại Ninh Bình đã có 3 triều đại Vua đó là: Nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý. Cả 3 triều đại đều rất quan tâm về Phật giáo. Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa Cổ và một khu chùa mới được xây dựng. Kiến trúc chùa mới đồ sộ nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống. Đi theo dọc hành lang La Hán chúng tôi đến Tam Quan Nội, trong Tam Quan đặt 10 tượng Hộ Pháp bằng đồng, đi thêm nữa là Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, treo một quả chuông nặng 36 tấn, sau khi tham quan, tìm hiểu tháp chuông đoàn chúng tôi đến Điện quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, gian giữa của Điện trên bệ cao đặt tượng Quan thế Âm Bồ Tát có 1000 mắt và 1000 tay đúc bằng đồng. Rời điện Quan Thế âm Bồ Tát chúng tôi tới Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao đây là một tòa cao rộng đồ sộ hoành tráng nhất khu Chù Bái Đính, 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối mỗi tượng cao 7,2m, nặng 50 tấn đại diện cho 3 thì Quá khứ, Hiện tại, Tương lai.

    Từ Điện Tam thế nhìn lên đồi cao Pho tượng Di Lặc đứng sừng sững giữa trời khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, ánh mắt cười nhìn bao quát được toàn cảnh non nước, mây trời Bái Đính.

    Khu Chùa cổ nằm cách Điện Tam Thế mới khoảng 800m về phía Đông men theo sườn núi Bái Đính. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần, Chùa Bái Đính Cổ mang đậm nét của thời nhà Lý.

    Sau khi thăm viếng, tìm hiểu khu Chùa, đoàn chúng tôi nghỉ trưa để chuẩn bị cho hành trình tiếp theo đi thăm khu du lịch sinh thái Tràng An. Đúng 13h30 chúng tôi đã có mặt tại Tràng An. Đây là khu du lịch nằm trong quần thể danh thắng Tràng An được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc Gia đặc biệt quan trọng. Nơi đây còn được gọi là Thành nam của cố Đô Hoa Lư. Sau khi mua vé chúng tôi xuống thuyền đi trên đầm nước. Đây quả là một vùng non nước mây trời hòa quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Theo bác chèo thuyền kể ở đây có 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động, mỗi hang mang một đặc trưng riêng, đây là hang tối có lòng hang rộng, hẹp biến đổi bất ngờ, hang sáng thì long lanh với những nhũ đá kỳ lạ và đây là hang nấu rượu với những vò rượu xếp thành hàng lối trên cồn cát, bên cạnh đó là bức tượng các cô gái mặc áo yếm đi làm trên đồng thể hiện cho sự chăm chỉ, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt.

    Trong hang có mạch nước ngầm, tương truyền các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến Vua. Đi qua các hang động thuyền chúng tôi cập bến cây Bàng để rồi vượt qua 175 bậc đá đi lên và 175 bậc đá đi xuống chúng tôi đặt chân đến đền thờ “ Quý Minh Đại Vương ” đời Vua Hùng thứ 18 ( Đền Trần), ngôi đền linh thiêng đã có 700 năm tuổi với 4 cột đá được chạm trổ tinh xảo với những nét hoa văn Rồng, Phượng. Sau một thời gian ngắn thăm viếng Đền Trần chúng tôi trở về bến cây Bàng để đến với Phủ Khống đây là di tích thờ vị Quan đầu Triều của Nhà Đinh, theo truyền thuyết sau khi Vua Đinh và con trai trưởng là Đinh Liễn bị sát hại. Đinh Toàn lên nôi ngôi Hoàng Đế khi mới 6 tuổi, trước nguy cơ xâm lược của Nhà Tống. Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế nhưng một số vị quan Triều Đinh không phục đem quân chống lại Lê Hoàn nhưng bị thất bại. Đinh Công tiết chế đã tuẫn tiết, nhân dân đã lập đền thờ ông ở đây, phía trước Phủ Khống có cây thị cổ thụ 1000 năm tuổi dưới gốc cây thị là bàn thờ của 7 vị công thần trung thành của Triều Đình, đặc biệt cây thị này cho 2 loại quả một loại quả tròn có hạt, một loại quả dẹt không hạt.

    Sau khi thăm viếng Phủ Khống thuyền chúng tôi theo con nước trở về bến xuất phát, chiếc thuyền nhỏ lại đưa chúng tôi đi qua 3 hang động một lần nữa chúng tôi lại được ngắm nhìn mây trời, non nước Tràng An nơi đây núi bao bọc bốn phía, ẩn dưới mỗi ngọn núi là những hang động, điều kỳ diệu ở đây là những hang động được thông với nhau bởi các thung nước hết sức hiểm trở tạo nên một Kinh đô Hoa Lư.

    ​Thời gian có thể hủy hoại những công trình kiến trúc nhân tạo, nhưng tường thành núi đá vẫn mãi mãi tồn tại. Không có gì thú vị hơn khi được phiêu du cùng con thuyền nhỏ lướt nhẹ trên làn nước trong xanh do bác lái đò mạnh khỏe, khéo léo chèo lái để chúng tôi được trải nghiệm và đắm mình với thiên nhiên tuyệt đẹp của khu du lịch sinh thái Tràng An, tạm xa những bận rộn thường ngày để tận hưởng không gian sơn thủy, hữu tình. Chiếc thuyền nhỏ, bác lái đò, chú chim le le, đàn cá vàng bơi lội, mây trời non nước Tràng an…đã in đậm vào mỗi người chúng tôi trong chuyến đi này. Chuyến đi quả là một điều vô cùng bổ ích, thiết thực đối với mỗi cán bộ, giáo viên chúng tôi, bổ sung thêm vào trang giáo án những kiến thức thực tế sâu sắc về Cố Đô Hoa Lư của ông cha Đất Việt, của sinh thái Tràng An hùng vĩ, nên thơ. Để chúng tôi truyền lại cho thế hệ học trò những kiến thức lịch sử về Cố Đô xưa.

    Tạm biệt Ninh Bình chúng tôi trở về Thái Nguyên, trở về với cuộc sống, với công việc hàng ngày và mang theo nỗi nhớ đất Cố Đô Hoa lư cổ kính, linh thiêng.

    Bình luận

Viết một bình luận