nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối trong đoạn trưng kiều ở lầu ngưng bích

nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối trong đoạn trưng kiều ở lầu ngưng bích

0 bình luận về “nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối trong đoạn trưng kiều ở lầu ngưng bích”

  1.                                       “Buồn trông cửa bể chiều hôm
                                   Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
                                          Buồn trông ngọn nước mới sa
                                   Hoa trôi man mác biết là về đâu
                                         Buồn trông nội cỏ rầu rầu
                                  Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
                                         Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
                                  Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

    Khép lại đoạn trích là tám câu thơ miêu tả cảnh vật qua tâm trạng của Thúy Kiều. Bằng cách sử dụng bút pháp miêu tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ đối thoiaj, độc thoại nội tâm,.. Nguyễn Du đã cho ta thấy bốn bức tranh tâm cảnh và cũng là nỗi buồn của Kiều. Điệp từ ” Buồn trông” được lặp lại bốn lần ở đầu mỗi bức tranh tâm cảnh. ” Buồn trông” có nghĩa là buồn mà trông ra bốn phía chờ đợi một cái gì đó mơ hồ làm thay đổi thức tại. Nhưng đối với nàng, ” buồn trông ” lại là vô vọng. Nàng vừa buồn vừa nhìn ra với tâm trạng lo âu, hoảng hốt, sợ hãi không biết tương lai rồi sẽ như thế nào. Nguyễn Du đã kết hợp điệp từ ” buồn trông” với các từ láy tượng hình, tượng thanh để diễn tả nỗi buồn của Kiều nagyf một tăng lên đến vô vọng. Ở trên lầu cao, Kiều nhìn ra cảnh biển trong buổi chiều tà, nàng thấy một cánh buồm nhỏ nhoi, đơn độc, thấp thoáng giữa biển nước mênh mông. Đó là hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi buồn da diết của Kiều khi nghĩ đến quê hương gia đình. Nàng cảm thấy mình như con thuyền kia lênh đênh, vô định nơi ” đất khách quê người” mà không biết đến khi nào mới cập được bên bờ bình yên, hạnh phúc. Hiện lên trước mắt nàng là một dòng nước chảy xiết, nó cuốn theo những cánh hoa mỏng manh. Những cánh hoa trôi man mác trên” ngọn nước mới xa” gợi nàng nghĩ đến thân phận bèo dạt hoa trôi của mình. Nàng không biết cuộc đời rồi sẽ ra sao, sẽ trôi dạt về đâu, sẽ bị vùi dập như thế nào. Nếu như ơ ddaonj trích” Cảnh ngày xuân” hình ảnh cỏ non xanh là chỉ không gian mùa xuân khoáng đạt, tinh khôi, tràn trề nhựa sống của cỏ cây hoa lá. Thì đến với đoạn trích” Kiều ở lầu ngưng bích, hình ảnh ” nội cỏ rầu rầu” như nhuốm sắc màu héo úa, nhạt nhòa trải dài từ châm mây tới mặt đất. Màu xanh của cỏ gợi cho Kiều sự chán ngán, vô vọng về một cuộc sống hiu quạnh với những chuỗi ngày sống vô vị, tẻ nhạt không biết đến bao giờ.

                         ” Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

                        Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

    Đến với hai câu thơ cuối của đoạn trích, Nguyễn Du đã cho ta thấy nỗi buồn của Kiều càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Kiều vừa buồn, vừa trông, vừa lắng tai nghe tiếng gió cuốn, tiếng sóng ầm ầm. Đây không phảo là tiếng sóng reo mà là tiếng sóng kêu. Âm thanh cua tiếng sóng tiếp tục đè nặng lên tâm trạng của con người nhỏ bé, cô đơn. Âm thanh ấy đang gào thét trong lòng Kiều khiến nàng cảm thấy mình như rơi vào một vực sâu không lối thoát. Nỗi buồn ấy đã đến tột đỉnh khến nagf tuyệt vọng vô cùng. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích vừa chân thực, vừa sinh đông lại vừa ảo. Cảnh vạt nơi lầu Ngưng Bích hiện lên dưới cái nhìn tâm trạng của Kiều qua bút phpas tả canhe điêu luyện của Nguyễn Du. Khung cảnh ấy được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ đậm đến nhạt, âm thanh từ tĩnh đến động. Tất cả điều đó như sự bế tắc đến tuyệt vọng của Kiều.

    Bình luận

Viết một bình luận