nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ việt nam thời kì kháng chiến chống mĩ của tác phẩm những ngôi sao xa xôi
0 bình luận về “nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ việt nam thời kì kháng chiến chống mĩ của tác phẩm những ngôi sao xa xôi”
Là cây bút chuyên về truyện ngắn, trong chiến tranh, Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà, được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt. Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.
Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường. Họ là ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất. Họ cùng sống và chiến đấu tronh hoàn cảnh vô cùng gian khổ, ác liệt : ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn, làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.
Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn, làm công việc luôn đối mặt với cái chết. Họ cảm nhận rõ ràng: “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần .Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ .” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người dũng cảm, gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không sợ gian khổ hy sinh.
Mặc dù phải sống cách biệt, ở xa đồng đội, làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ. Họ luôn yêu thương, lo lắng, chăm sóc cho nhau, tâm hồn họ trong sáng, giàu mơ ước, dễ vui, dễ buồn và đặc biệt, họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
Chị Thao nhiều tuổi nhất, chăm chép bài hát, sợ máu và vắt. Nho thích thêu thùa , thích ăn kẹo , cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc . Người thứ 3 nổi bật nhất, tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định. Là một cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”và đôi mắt đẹp:“có cái nhìn sao mà xa xăm”. Vừa qua thời học sinh, cuộc sống chiến trường tôi luyện Định thành một chiến sỹ kiên cường, dũng cảm. Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần ,cô có nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?”.
Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể ,tinh tế đến từng cảm giác. Từ sự cảm nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ, động tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom …tôi sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”. Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom, kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. ”Đó là công việc hàng ngày đã quen của Định. Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung phong trở nên thật phi thường, thật đáng khâm phục.
Tuy vậy sự ác liệt của chiến trường không làm vơi đi đời sống tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc của Định. Cô hay mơ mộng, thích hát, thậm chí “bịa lời ra mà hát ”thích dân ca quan họ, thích hành khúc, thích Cachiusa, thích dân ca Ý. Định còn hay ngồi bó gối mơ màng, sống với những hồi tưởng về gia đình,quê hương.Cô ý thức về mình, tự hào vì được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững như là kiêu kỳ. Tuy vậy trong suy nghĩ và tình cảm của cô thì “những người đẹp nhất ,thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục,có sao trên mũ”. Định thực sự là cô thiếu nữ mộng mơ, hồn nhiên, trong sáng và dũng cảm.
Ngôi kể thứ nhất, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ thành công thế giới tinh thần phong phú và trong sáng của những cô gái trẻ .
Những trang cuối cùng của truyện khép lại nhưng dư âm của câu chuyện vẫn còn đọng mãi trong em. Vẻ đẹp tâm hồn của họ, những chiến công lặng thầm của họ mãi toả sáng, lung linh, lấp lánh và bí ẩn như những ngôi sao xa xôi.
Lê Minh Khuê là nhà văn có sở trường về truyện ngắn trong những năm chiến tranh kháng chiến chống Mĩ. Truyện của bà đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn năm 1971, trong lúc kháng chiến chống Mĩ dân tộc đang diễn ra ác liệt thì truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ra đời. Trong truyện có những câu truyện chiến công hàng ngày, về sự dũng cảm hi sinh của những người trẻ tuổi trên đường Trường Sơn. Đó là vẻ đẹp ba cô gái thanh niên xung phong và nôi bật nhất là Phương Định nhân vật kể chuyện.
Phương Định nhân vật xưng tôi người kể truyện lựa chọn cách trần thuật ấy là chủ định của nhà văn, mọi hình ảnh sự kiện nhân vật nơi trọng điểm ác liệt này được tái hiện bởi cái nhìn, thái độ chính người trong cuộc có điều kiện đi vào thế giới nội tâm bộc lộ tâm tư suy nghĩ của nhân vật, một cốt truyện tâm lí. Ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với nhân vật. Phương Định là nữ sinh thủ đô vào chiến trường cô mang theo sự vô tư hồn nhiên khi đón nhận trận mưa đá ngắn ngủi rồi những kỉ niệm tuổi thơ, nhớ về mẹ ngôi nhà những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố, nó vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn giữa khoảnh khắc căng thẳng khốc liệt của chiến trường.
Phương Định một cô gái mộng mơ hồn nhiên, trong sáng, yêu đời. Phương Định thích ca hát, cô đem cả lòng say mê vào chiến trường, cô thích hát những hành khúc bộ đội, những bài quan họ, say mê đến nỗi chỉ cần thuộc nhạc thôi là có thể bịa ra lời mà hát. Tiếng hát cất lên sống với phút giây bình yên đó là tinh thần lạc quan yêu đời cao cả của nữ thanh niên xung phong chống Mĩ. Cô gái có hình thức đẹp Phương Định không tự nói nhiều về mình nhưng chỉ qua mấy lời tự kể hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa…
Cô có cái nhìn sao mà xa xăm là người được các anh chiến sĩ quan tâm nhiều nhất nhưng Phương Định thường đứng xa nhìn đi nơi khác, nhưng trong lòng luôn yêu quí và thấy những người đẹp nhất, thông minh nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Điều đó khẳng định Phương Định là cô gái hồn nhiên trong sáng sống có lí tưởng biết đặt nhiệm vụ chung trên tình cảm riêng tư, sống hòa đồng với đồng đội của mình làm nhiệm vụ phá bom san lấp đảm bảo thông tuyến đường một công việc mà thần chết luôn chờ trực. Xong Phương Định không chịu thua kém, luôn hành động chuẩn xác thành thực, bình tĩnh, dũng cảm mọi ngày phải phá năm quả ít nhất ba quả nổ chậm, mỗi lần phá bom là cảm giác khác nhau.
Lúc đầu Phương Định thấy căng thẳng, hồi hộp, thần kinh căng như chão, tim đập, chân chạy mà biết khắp xung quanh có những quả bom chưa nổ, có thể bây giờ hoặc chốc nữa. Thần chết có thể đến thăm bất cứ lúc nào… Mỗi lúc căng thẳng Phương Định lại có cảm giác như có ánh mắt của các anh cao xa dõi theo mình Phương Định nói “tôi sẽ không đi khom…”. Cảm giác ấy khiến Phương Định trở lên sắc nhọn. Thế rồi nín thở lắng nghe và chờ thế thôi rất nguy hiểm khi mảnh bom văng tới. Qua những chi tiết tái hiện cảnh ấy, người đọc thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và chính sự khốc liệt ấy đã tô luyện lớp người anh hùng như Phương Định.
Thế hệ trẻ Việt Nam sẽ càng biết ơn các chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta càng ra sức học tập để rèn luyện, tiếp bước các cha anh ta để xây dựng một đất nước ngày càng phồn vinh và tự chủ. Chúng ta biết ơn cô gái Phương Định và đồng đội của cô, học tập tinh thần xung quanh, sự quả cảm không sợ hi sinh của các cô gái ấy vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước hôm nay.
Là cây bút chuyên về truyện ngắn, trong chiến tranh, Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà, được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt. Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.
Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường. Họ là ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất. Họ cùng sống và chiến đấu tronh hoàn cảnh vô cùng gian khổ, ác liệt : ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn, làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.
Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn, làm công việc luôn đối mặt với cái chết. Họ cảm nhận rõ ràng: “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần .Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ .” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người dũng cảm, gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không sợ gian khổ hy sinh.
Mặc dù phải sống cách biệt, ở xa đồng đội, làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ. Họ luôn yêu thương, lo lắng, chăm sóc cho nhau, tâm hồn họ trong sáng, giàu mơ ước, dễ vui, dễ buồn và đặc biệt, họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
Chị Thao nhiều tuổi nhất, chăm chép bài hát, sợ máu và vắt. Nho thích thêu thùa , thích ăn kẹo , cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc . Người thứ 3 nổi bật nhất, tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định. Là một cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”và đôi mắt đẹp:“có cái nhìn sao mà xa xăm”. Vừa qua thời học sinh, cuộc sống chiến trường tôi luyện Định thành một chiến sỹ kiên cường, dũng cảm. Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần ,cô có nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?”.
Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể ,tinh tế đến từng cảm giác. Từ sự cảm nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ, động tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom …tôi sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”. Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom, kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. ”Đó là công việc hàng ngày đã quen của Định. Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung phong trở nên thật phi thường, thật đáng khâm phục.
Tuy vậy sự ác liệt của chiến trường không làm vơi đi đời sống tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc của Định. Cô hay mơ mộng, thích hát, thậm chí “bịa lời ra mà hát ”thích dân ca quan họ, thích hành khúc, thích Cachiusa, thích dân ca Ý. Định còn hay ngồi bó gối mơ màng, sống với những hồi tưởng về gia đình,quê hương.Cô ý thức về mình, tự hào vì được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững như là kiêu kỳ. Tuy vậy trong suy nghĩ và tình cảm của cô thì “những người đẹp nhất ,thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục,có sao trên mũ”. Định thực sự là cô thiếu nữ mộng mơ, hồn nhiên, trong sáng và dũng cảm.
Ngôi kể thứ nhất, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ thành công thế giới tinh thần phong phú và trong sáng của những cô gái trẻ .
Những trang cuối cùng của truyện khép lại nhưng dư âm của câu chuyện vẫn còn đọng mãi trong em. Vẻ đẹp tâm hồn của họ, những chiến công lặng thầm của họ mãi toả sáng, lung linh, lấp lánh và bí ẩn như những ngôi sao xa xôi.
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định
Lê Minh Khuê là nhà văn có sở trường về truyện ngắn trong những năm chiến tranh kháng chiến chống Mĩ. Truyện của bà đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn năm 1971, trong lúc kháng chiến chống Mĩ dân tộc đang diễn ra ác liệt thì truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ra đời. Trong truyện có những câu truyện chiến công hàng ngày, về sự dũng cảm hi sinh của những người trẻ tuổi trên đường Trường Sơn. Đó là vẻ đẹp ba cô gái thanh niên xung phong và nôi bật nhất là Phương Định nhân vật kể chuyện.
Phương Định nhân vật xưng tôi người kể truyện lựa chọn cách trần thuật ấy là chủ định của nhà văn, mọi hình ảnh sự kiện nhân vật nơi trọng điểm ác liệt này được tái hiện bởi cái nhìn, thái độ chính người trong cuộc có điều kiện đi vào thế giới nội tâm bộc lộ tâm tư suy nghĩ của nhân vật, một cốt truyện tâm lí. Ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với nhân vật. Phương Định là nữ sinh thủ đô vào chiến trường cô mang theo sự vô tư hồn nhiên khi đón nhận trận mưa đá ngắn ngủi rồi những kỉ niệm tuổi thơ, nhớ về mẹ ngôi nhà những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố, nó vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn giữa khoảnh khắc căng thẳng khốc liệt của chiến trường.
Phương Định một cô gái mộng mơ hồn nhiên, trong sáng, yêu đời. Phương Định thích ca hát, cô đem cả lòng say mê vào chiến trường, cô thích hát những hành khúc bộ đội, những bài quan họ, say mê đến nỗi chỉ cần thuộc nhạc thôi là có thể bịa ra lời mà hát. Tiếng hát cất lên sống với phút giây bình yên đó là tinh thần lạc quan yêu đời cao cả của nữ thanh niên xung phong chống Mĩ. Cô gái có hình thức đẹp Phương Định không tự nói nhiều về mình nhưng chỉ qua mấy lời tự kể hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa…
Cô có cái nhìn sao mà xa xăm là người được các anh chiến sĩ quan tâm nhiều nhất nhưng Phương Định thường đứng xa nhìn đi nơi khác, nhưng trong lòng luôn yêu quí và thấy những người đẹp nhất, thông minh nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Điều đó khẳng định Phương Định là cô gái hồn nhiên trong sáng sống có lí tưởng biết đặt nhiệm vụ chung trên tình cảm riêng tư, sống hòa đồng với đồng đội của mình làm nhiệm vụ phá bom san lấp đảm bảo thông tuyến đường một công việc mà thần chết luôn chờ trực. Xong Phương Định không chịu thua kém, luôn hành động chuẩn xác thành thực, bình tĩnh, dũng cảm mọi ngày phải phá năm quả ít nhất ba quả nổ chậm, mỗi lần phá bom là cảm giác khác nhau.
Lúc đầu Phương Định thấy căng thẳng, hồi hộp, thần kinh căng như chão, tim đập, chân chạy mà biết khắp xung quanh có những quả bom chưa nổ, có thể bây giờ hoặc chốc nữa. Thần chết có thể đến thăm bất cứ lúc nào… Mỗi lúc căng thẳng Phương Định lại có cảm giác như có ánh mắt của các anh cao xa dõi theo mình Phương Định nói “tôi sẽ không đi khom…”. Cảm giác ấy khiến Phương Định trở lên sắc nhọn. Thế rồi nín thở lắng nghe và chờ thế thôi rất nguy hiểm khi mảnh bom văng tới. Qua những chi tiết tái hiện cảnh ấy, người đọc thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và chính sự khốc liệt ấy đã tô luyện lớp người anh hùng như Phương Định.
Thế hệ trẻ Việt Nam sẽ càng biết ơn các chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta càng ra sức học tập để rèn luyện, tiếp bước các cha anh ta để xây dựng một đất nước ngày càng phồn vinh và tự chủ. Chúng ta biết ơn cô gái Phương Định và đồng đội của cô, học tập tinh thần xung quanh, sự quả cảm không sợ hi sinh của các cô gái ấy vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước hôm nay.