Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp ? Khi nào được gọi là máy tăng áp và giảm áp ?

By Hailey

Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp ? Khi nào được gọi là máy tăng áp và giảm áp ?

0 bình luận về “Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp ? Khi nào được gọi là máy tăng áp và giảm áp ?”

  1. -Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.

    -Nguyên lý làm việc của máy biến áp là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ (là hiện tượng hình thành một suất điện động (điện áp) trên một vật dẫn khi vật dẫn đó được đặt trong một từ trường biến thiên.

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

    – Cấu tạo của máy biến áp:

    Gồm 2 bộ phận chính:

    + Lõi biến áp: một khung sắt non có pha silic giúp truyền toàn bộ từ thông từ cuộn dây này sang

    cuộn dây kia.

    + Hai cuộn dây quấn trên 2 cạnh đối diện của khung có số vòng khác nhau. Cuộn dây nối vào

    nguồn phát điện gọi là cuộn sơ cấp, cuộn dây được nối ra các cơ sơ tiêu thụ là cuộn thứ cấp .

    – Nguyên lí làm việc :dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ 

     Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng là U1 vào đầu cuộn dây sơ cấp và tạo ra dòng điện xoay chiều, nhờ lõi biến áp từ thông xuyên qua cuộn sơ cấp luôn bằng từ thông ở mỗi

    vòng dây của cuộn thứ cấp. Vì dòng điện xoay chiều nên từ thông do nó sinh ra cũng biên thiên

    điều hòa với cùng tần số. nên ở cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện một hiện điện thế thứ cấp.

    – Máy tăng áp và giảm áp:

    + Máy biến áp là máy tăng áp khi có số vòng cuộn thứ cấp lớn hơn số vòng cuộn sơ cấp. 

    + Máy biến áp là máy giảm áp khi có số vòng cuộn thứ cấp nhỏ hơn số vòng cuộn sơ cấp.

     

    Trả lời

Viết một bình luận