-nêu chính sách cai trị của Pháp ở Đắk Lắk
-Phong trào chống Pháp ở ĐL
-vai trò cách mạng ĐL so với cách mạng cả nước
-vai trò của đảng đối vs cách mạng ĐL
P/s SỬ địa phương ạ
-nêu chính sách cai trị của Pháp ở Đắk Lắk
-Phong trào chống Pháp ở ĐL
-vai trò cách mạng ĐL so với cách mạng cả nước
-vai trò của đảng đối vs cách mạng ĐL
P/s SỬ địa phương ạ
Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, thực dân Pháp đã buộc triều Nguyễn kí các Hiệp ước năm 1883 và năm 1884, thừa nhận sự thống trị của Pháp.
Năm 1894, sau khi bình định xong vùng đồng bằng, thực dân Pháp đưa quân lên xâm chiếm Đắk Lắk. Ngày 16 / 10 / 1898, Bulốc (Boulloche – Khâm sứ Trung Ki) buộc triều đình Huế đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của người Pháp. Năm 1899, người Pháp từ Cam – pu – chia tiền sang chiếm Buôn Đôn, đưa quân đàn áp đồng bảo Ê – đê Kpa, khống chế dân trong vùng. Buôn Đôn được chọn là “ đại lí hành chính ” (thủ phủ đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk), thí điểm cho cuộc bình định ở cao nguyên.
Ngày 22 / 11 / 1904, theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk chính thức được thành lập, lấy Buôn Ma Thuột làm thủ phủ.
Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, chúng ban bố những luật lệ để ngăn cách quan hệ giữa người Kinh với người dân tộc, kích động chủ nghĩa bài người Kinh, thực hiện chiêu bài “ đất Thượng của người Thượng ”, cấm sự giao lưu giữa Đắk Lắk với miền xuôi.
Về văn hoá, dưới chiêu bài “ không đụng chạm ”, Pháp chủ trương ngân chặn mọi ảnh hưởng từ bên ngoài vào để kìm hãm các dân tộc ở Đắk Lắk trong vòng tối tăm, lạc hậu. Mặt khác, để phục vụ cho mục đích cai trị, chúng an ra chữ viết Ê – đê theo cách La – tinh hoá. Thực dân Pháp còn mở trường đào tạo tay sai, mở bệnh viện phục vụ cho bọn thống trị, xây dựng hệ thống đường sá để vận chuyển tài nguyên, của cải chúng vơ vét được và đối phó với các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc.
Về kinh tế-xã hội, thực dân Pháp tiến hành cướp đất đai, nương rẫy làm đồn điền trồng cây công nghiệp. Những đồn điền lớn như CADA, CHPI,… chiếm trên 30 000 ha đất tốt chạy dài hàng chục km ven hai quốc lộ 14 và 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chúng chiếm thêm 200 000 ha để lập đồn điền. Người dân Đắk Lắk bị bần cùng, phải đi tới những nơi hoang vu sinh sống hoặc phải làm thuê cho các đồn điền của Pháp. Ngoài ra, thực dân Pháp còn lập số định từng buôn, bắt người dân nộp thuế, đi xấu, khai khẩn đất hoang cho chúng, thi hành những chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo. Đây là những nguyên nhân trực tiếp khiến đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk cùng với cả nước vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược.
Mặc dù thất bại, phong trào chống Pháp ở Đắk Lắk cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã tô thăm truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc. Phong trào đã chứng minh được khả năng cách mạng to lớn và sức mạnh dồi dào của đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho nước nhà.