“Nếu có giặc mông thác tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc… lúc bây giờ dẫu các người muốn vui vẻ phòng có được không Qua đoạn văn trên em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước
Giúp mình với ạ ????
Mình hứa sẽ cảm ơn và cho 5 voret
Đoạn văn đã bày tỏ được thái độ phê phán sâu sắc cùng lời cảnh báo của danh tướng Trần Quốc Tuấn về sự ham vui của quân lính trước nguy cơ giặc Mông Thát tràn sang xâm lược. Biện pháp liệt kê đặc sắc cùng cách nói phóng đại, gợi hình, gợi cảm; cách nói nhân quả cùng giọng văn hùng hồn đanh thép đã làm nên sức thuyết phục tuyệt vời về cả lý và tình cho đoạn văn. Những thú vui tiêu khiển mà được quân lính ưa thích bao gồm: chọi gà, cờ bạc, chăm ruộng vườn, vợ con, tiền của, chó săn, rượu ngon,tiếng hát. Sau đó, tác giả đã chỉ ra được hậu quả của việc ham những thú vui đó khi quân giặc tràn sang: cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh, khôn chuộc,việc quân cơ trăm sự ích chi, khôn mua được đầu giặc, khôn đuổi được quân thù; không thể làm cho giặc say chết, không thể làm cho giặc điếc tai. Nhờ cách nói vô cùng gợi hình, gợi cảm về những hậu quả này, quân sĩ có thể hình dung được những hậu quả khôn lường khi mải vui chơi mà quên đi việc chống giặc. Để cụ thể hóa và chi tiết hơn, tác giả còn chỉ ra những hậu quả cụ thể sẽ đến với nhân dân nếu như giặc tràn sang. Đó là sự nhục nhã, là sự đau đớn về thể diện đất nước, thể diện quê hương, thể diện tổ tiên. Đồng thời đó cũng là sự đau đớn, mất mát to lớn đối với gia đình của những người quân sĩ đó. Câu hỏi nghi vấn cuối đoạn “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” như một lời cảnh tỉnh sâu sắc đến những người lính. Thái độ đanh thép, nghiêm khắc và gay gắt của Trần QUốc Tuấn trong đoạn văn chính là để cảnh tỉnh những người lính, khuyên nhủ họ rằng hãy tạm gác những thú vui tầm thường để mà chuyên tâm cho mục tiêu cao hơn: bảo vệ đất nước. Đồng thời, người đọc cũng thấy được một sự xót xa nào đó trong những tiên đoán của Trần Quốc Tuấn về cảnh ngộ mất nước. Tóm lại, đoạn văn đã thể hiện được sự phê phán mạnh mẽ, cùng sự khuyên nhủ sâu sắc của Trần Quốc Tuấn đối với quân lính.