Nêu đặc điểm của nhân dân chống Pháp xâm lược (1858-1884) Giải hộ ạ ❤

Nêu đặc điểm của nhân dân chống Pháp xâm lược (1858-1884)
Giải hộ ạ ❤

0 bình luận về “Nêu đặc điểm của nhân dân chống Pháp xâm lược (1858-1884) Giải hộ ạ ❤”

  1.  Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng

    Ngay khi Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối địch, đốt cháy kho đạn. Một đội nghĩa binh, dưới sự chỉ huy của Chưởng Cơ, chặn đánh địch quyết liệt ở Thanh Hà và hi sinh đến người cuối cùng.

    Nhân dân ta đã đánh bại quân Pháp ở hai trận Cầu Giấy, khiến địch vô cùng hoang mang và hoảng loạn, nhiều tên lính và tướng của Pháp bị giết trong đó có Ri-vi-e, tạo thêm khí thế phấn khởi và hăng hái đánh giặc của nhân dân.

    Bình luận
  2. – Phong trào kháng chiến trong nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao:

    + Một số sĩ phu vượt biển ra Bình Thuận (Nam Trung Kì) mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Một số khác ở lại bám đất, bám dân, tiếp tục tiến hành cuộc vũ trang chống Pháp.

    + Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở Ba Tri (Bến Tre); Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá); Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho,…

    – Phong trào kháng chiến vẫn diễn ra sôi nổi, bền bỉ. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng, cuối cùng phong trào đều bị thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân ta.

    Bình luận

Viết một bình luận