Nêu đặc điêm của trái đất trong hệ mặt trời và giải thích vì sao trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống

By Valerie

Nêu đặc điêm của trái đất trong hệ mặt trời và giải thích vì sao trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống

0 bình luận về “Nêu đặc điêm của trái đất trong hệ mặt trời và giải thích vì sao trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống”

  1. Câu 2 Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống là do:

    -Vị trí: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống phát sinh và phát triển.

    -Khối lượng và kích thước: Vừa đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn để giữ tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, làm cho Trái Đất có sự sống tồn tại.

    + Cung cấp cho sinh vật: nitơ, oxy, hơi nước…Điều hoà nhiệt độ: ngày – đêm, giữa các mùa. Bảo vệ sinh vật trên Trái Đất: hấp thu tia tử ngoại, tránh sự phá hoại của các thiên thạch…

    -Chuyển động tự quay xung quanh trục: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ, vừa đủ để tạo nhịp điệu ngày – đêm, do đó mà nhiệt độ giữa ngày và đêm được điều hòa, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại.

    -Chuyển động xung quanh Mặt Trời:

    + Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elip gần tròn.

    + Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66 độ 33 phút và không đổi phương. Đã tạo điều kiện cho góc nhập xạ tia sáng Mặt Trời vào các ngày chí lên tới 90 độ ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Làm cho các vùng vĩ độ có nhiệt độ điều hòa, tạo cho sự sống tồn tại và phát triển.

    Trả lời
  2. Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời

    Trái Đất là hành tinh duy nhất có những yếu tố cần thiết cơ bản cho sự sống hay nói cách khác, sự sống bắt nguồn từ những điều kiện sinh tồn cơ bản đầu tiên như nước, ôxy, nhiệt độ, …v.v. Sự sống ở đây mình chỉ giới hạn lại trên trái Đất thôi nhé, bởi vì rất có thể ở một hành tinh xa xôi nào đó trong vũ trụ, những điều kiện cần thiết cho sự sống lại rất khác biệt (ví dụ như sinh vật trên trái Đất cần Ôxy, sinh vật ở một hành tinh xa xôi nào đó không cần Ôxy chẳng hạn).

    Trái Đất nằm ở vị trí hoàn hảo trong hệ Mặt Trời, là vị trí mà tại đó nó nhận vừa đủ năng lượng nhiệt từ mặt trời, không quá nóng như sao Thủy hay sao Kim do quá gần Mặt Trời, cũng không quá lạnh như sao Thiên Vương, sao Hải Vương ở vị trí sau cùng.

    Hãy nhìn các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời mà xem, chỉ cần xét một yếu tố đơn giản cần thiết cho sự sống mà nó không có như,

    Chúng ta có sao Thủy (Mercury) là hành tinh gần Mặt Trời nhất, không khí quyển, nhiệt độ trung bình dao động rất lớn từ −173°C (ban đêm) đến 427°C (ban ngày), gần mặt trời đồng nghĩa với việc phải hứng chịu một lượng lớn các bước sóng nhiệt, bão mặt trời.

    Sao Kim (Venus) là hành tinh gần Mặt Trời thứ hai, áp suất khí quyển rất lớn với hơn 96% là Cácbon điôxít, nhiệt độ bề mặt trung bình 462°C.

    Sao Hỏa (Mars) đã mất hoàn toàn từ trường, không còn khả năng bảo vệ nó trước những cơn bão mặt trời, khí quyển chủ yếu là Cácbon điôxít, rất ít Ôxy để có thể tồn tại.

    Sao Mộc (Jupiter) có thành phần khí quyển chủ yếu là khí Hiđro, bên trong là lớp chất lỏng Hiđro được chuyển hóa từ khí Hiđro do áp suất tăng cao, tất yếu sẽ khó có thể tồn tại sự sống.

    ….

    Trái Đất được bảo vệ bởi lớp khí quyển và từ trường của chính nó, khí quyển bảo vệ những thứ bên trong nó (bề mặt trái đất như nước, ôxy, sinh vật sống) được an toàn, từ trường trái đất chống lại những tác động bên ngoài như làm chệnh hướng năng lượng bão mặt trời.

    Trả lời

Viết một bình luận