Nêu đặc điểm về giáo dục và thi cử dưới thời Nguyễn
0 bình luận về “Nêu đặc điểm về giáo dục và thi cử dưới thời Nguyễn”
Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để họcchữ NhovàNho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầuthế kỷ 20thì có nhữngthầy đồmở trường tư tại gia dạy học. Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗtú tàitự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làmtrưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại cócán tràngvàgiám trànghiệp lực.
Trần Quý Cáp, đậutiến sĩkhoa Giáp Thìn1904có mở trường dạy học ở thôn Thái Lai, làng Bất Nhị,Quảng Nam, có tiếng là hay chữ nên học trò theo học đông lắm. Nhà vănPhan Khôitừng theo học Trần Quý Cáp 10 năm từ năm 9 tuổi đến 19 tuổi sau ghi lại trường học thời đó như sau:
“Cái nhà ba gian, hai chái, sườn bằng gỗ, rộng lòng căn. Trong nhà trừ ba gianbàn thờvà một cái buồng ở góc, còn thì liệt ván cả. Một bộ ván cao ở giữa là chỗ thầy ngồi; còn bao nhiêu ván thấp, chohọc trò… Sách giảng hàng ngày là kinh, truyện, sử, mà cứ ngàychẵnngàylẻđổi khác nhau. Như ngày chẵn:Kinh Thi, truyệnLuận Ngữ,sử Hán, thì ngày lẻ:Kinh Dịch, truyệnMạnh Tử, sử Đường. Rồi theo đó cứ luân lưu mà giảng tiếp. Thầy ngồi yên rồi dưới này một trò nào chẳng hạn chiếu theo ngày mà mở ba cuốnsáchnhằm chỗ tiếp với hôm trước, theo thứ tự đè chồng lên nhau và đem đặt lên ghế xuân ýtrước mặt thầy.
-Đọc đi! Thầy truyền… Rồi một người tốt giọng bắt đầu đọc. Đọc chậm rãi mà ngân ngợi. Được vài ba tờ, tới chỗ thầy bảo dứt thì dứt. Đến phiên thầy cắt nghĩa…
”
Trường của Trần Quý Cáp hàng ngày có 150-200 học trò đến “nghe sách”. Ngoài ra có những người không đến nghe giảng nhưng khi thầy ra đầu bài thì cũng làm bài nộp vào để thầy chấm, con số lên đến non 100.[3]
Trẻ con muốn nhập học thì thường mangxôi,gàđến biếu thầy và làm lễkhai tâm, cúngKhổng Tửđể xin làm đệ tử.
Ở những làng giàu có thì một phầncông điềngọi là “học điền” có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làngcòn ở những làng không có phương tiện thì chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi.
Mỗi năm vào hai ngày tết (Tết Đoan dươngvàTết Nguyên đán) thì học trò đem tiền vật đến biếu thầy
Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục thuộc nhàchùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.
Triều đình thì ở cấphuyệntrở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tớiphủthì quan giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi. Học trò ở huyện do quan huấn đạo hay phủ do quan giáo thụ dạy có thể lên tỉnh nhận bài của quan đốc học rồi nộp lại cho quan chấm. Đến kỳ bình văn thì lên lãnh bài và xem điểm.
Kể từ năm1803thì ởHuếmở trườngQuốc Tử Giámđể các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu va tư nghiệp.
Vào năm1908con số ước đoán là trong hai xứBắcvàTrung Kỳthuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn có 15.000 trường học và khoảng 200.000 học sinh.
Việc học chủ yếu là đểđi thi để ra làm quan.
Sách giáo khoa
Sốsáchdùng trong việc học hành có hai loại, sách củangười Việtsoạn và sách củangười Tàulàm sẵn.
Sách riêng của người Việt có cuốnNhất thiên tự,Tam thiên tự,Ngũ thiên tự,Sơ học vấn tân, vàẤu học ngũ ngôn thi.
Sác dùng chung cho các sĩ tử ở Trung Quốc lẫn Việt Nam là những cuốnThiên tự văn,Hiếu kinh,Minh tâm bảo giám,Minh đạo gia huấn, vàTam tự kinh.
Khi đã giỏi chữ Nho rồi thì mới học thêmTứ Thư,Ngũ Kinh. Ngoài ra còn các sách chuyên đề về Bắc sử, Nam sử, cổ thi. Sách truyện thì hoàn toàn bị các nho gia cho là không đáng đọc vì không truyền đạt đạo Thánh hiền.
-Giáo dục khoa cử thời Nguyễn là hệ thống đào tạo nhân tài, quan lại, chủ yếu phục vụ cho công cuộc củng cố bộ máy triều đình nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1919 khi khoa cử chấm dứt.
–Năm 1803 tại Huế, cho xây dựng Quốc học đường, về sau đổi tên thành Quốc Tử Giám
-Bên cạnh hệ thống giáo dục công lập của triều đình, ở nông thôn cũng như thành thị còn có những thầy đồ mở trường tư dạy học.
-Năm 1807, vua Gia Long bắt đầu tổ chức khoa thi Hương đầu tiên, quy định 6 năm một khoa.
-Năm 1825 định lại phép thi, theo đó ba năm mở một khoa thi.
-Trong khoảng thời gian từ 1807 đến 1918 (năm khoa thi Hương cuối cùng), nhà Nguyễn đã tổ chức được 47 khoa thi, lấy đỗ 5.278 người.
-Năm 1822, vua Minh Mệnh tổ chức khoa thi Hội đầu tiên.
-Cho đến năm 1919, nhà Nguyễn đã tổ chức được 39 khoa thi Hội, lấy đỗ 558 người.
Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để học chữ Nho và Nho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 20 thì có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học. Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán tràng và giám tràng hiệp lực.
Trần Quý Cáp, đậu tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1904 có mở trường dạy học ở thôn Thái Lai, làng Bất Nhị, Quảng Nam, có tiếng là hay chữ nên học trò theo học đông lắm. Nhà văn Phan Khôi từng theo học Trần Quý Cáp 10 năm từ năm 9 tuổi đến 19 tuổi sau ghi lại trường học thời đó như sau:
“Cái nhà ba gian, hai chái, sườn bằng gỗ, rộng lòng căn. Trong nhà trừ ba gian bàn thờ và một cái buồng ở góc, còn thì liệt ván cả. Một bộ ván cao ở giữa là chỗ thầy ngồi; còn bao nhiêu ván thấp, cho học trò… Sách giảng hàng ngày là kinh, truyện, sử, mà cứ ngày chẵn ngày lẻ đổi khác nhau. Như ngày chẵn: Kinh Thi, truyện Luận Ngữ, sử Hán, thì ngày lẻ: Kinh Dịch, truyện Mạnh Tử, sử Đường. Rồi theo đó cứ luân lưu mà giảng tiếp. Thầy ngồi yên rồi dưới này một trò nào chẳng hạn chiếu theo ngày mà mở ba cuốn sách nhằm chỗ tiếp với hôm trước, theo thứ tự đè chồng lên nhau và đem đặt lên ghế xuân ý trước mặt thầy.
-Đọc đi! Thầy truyền… Rồi một người tốt giọng bắt đầu đọc. Đọc chậm rãi mà ngân ngợi. Được vài ba tờ, tới chỗ thầy bảo dứt thì dứt. Đến phiên thầy cắt nghĩa…
”
Trường của Trần Quý Cáp hàng ngày có 150-200 học trò đến “nghe sách”. Ngoài ra có những người không đến nghe giảng nhưng khi thầy ra đầu bài thì cũng làm bài nộp vào để thầy chấm, con số lên đến non 100.[3]
Trẻ con muốn nhập học thì thường mang xôi, gà đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng Tử để xin làm đệ tử.
Ở những làng giàu có thì một phần công điền gọi là “học điền” có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng còn ở những làng không có phương tiện thì chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi.
Mỗi năm vào hai ngày tết (Tết Đoan dương và Tết Nguyên đán) thì học trò đem tiền vật đến biếu thầy
Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.
Triều đình thì ở cấp huyện trở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tới phủ thì quan giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi. Học trò ở huyện do quan huấn đạo hay phủ do quan giáo thụ dạy có thể lên tỉnh nhận bài của quan đốc học rồi nộp lại cho quan chấm. Đến kỳ bình văn thì lên lãnh bài và xem điểm.
Kể từ năm 1803 thì ở Huế mở trường Quốc Tử Giám để các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu va tư nghiệp.
Vào năm 1908 con số ước đoán là trong hai xứ Bắc và Trung Kỳ thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn có 15.000 trường học và khoảng 200.000 học sinh.
Việc học chủ yếu là để đi thi để ra làm quan.
Sách giáo khoa
Số sách dùng trong việc học hành có hai loại, sách của người Việt soạn và sách của người Tàu làm sẵn.
Sách riêng của người Việt có cuốn Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, Sơ học vấn tân, và Ấu học ngũ ngôn thi.
Sác dùng chung cho các sĩ tử ở Trung Quốc lẫn Việt Nam là những cuốn Thiên tự văn, Hiếu kinh, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, và Tam tự kinh.
Khi đã giỏi chữ Nho rồi thì mới học thêm Tứ Thư, Ngũ Kinh. Ngoài ra còn các sách chuyên đề về Bắc sử, Nam sử, cổ thi. Sách truyện thì hoàn toàn bị các nho gia cho là không đáng đọc vì không truyền đạt đạo Thánh hiền.
-Giáo dục khoa cử thời Nguyễn là hệ thống đào tạo nhân tài, quan lại, chủ yếu phục vụ cho công cuộc củng cố bộ máy triều đình nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1919 khi khoa cử chấm dứt.
–Năm 1803 tại Huế, cho xây dựng Quốc học đường, về sau đổi tên thành Quốc Tử Giám
-Bên cạnh hệ thống giáo dục công lập của triều đình, ở nông thôn cũng như thành thị còn có những thầy đồ mở trường tư dạy học.
-Năm 1807, vua Gia Long bắt đầu tổ chức khoa thi Hương đầu tiên, quy định 6 năm một khoa.
-Năm 1825 định lại phép thi, theo đó ba năm mở một khoa thi.
-Trong khoảng thời gian từ 1807 đến 1918 (năm khoa thi Hương cuối cùng), nhà Nguyễn đã tổ chức được 47 khoa thi, lấy đỗ 5.278 người.
-Năm 1822, vua Minh Mệnh tổ chức khoa thi Hội đầu tiên.
-Cho đến năm 1919, nhà Nguyễn đã tổ chức được 39 khoa thi Hội, lấy đỗ 558 người.