Nêu đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội
0 bình luận về “Nêu đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội”
Nêu đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam – Phần đất liền
+Vị trí: nằm giữa các vĩ độ 8°34’ B→23°23’ B và giữa các kinh độ 102°10’ Đ →109°24’ Đ + Diện tích đất tự nhiên: 329 314 km2 – Phần biển + Diện tích 1 triệu km² + Các đảo xa nhất về phía đông thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà) – Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên + Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc. + Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam + Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, Đông Nam á đất liền và Đông Nam á hải đảo. + Vị trí ở vị trí tiếp xúc giữa các luồng sinh vật và luồng gió mùa. -Đặc điểm trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên nước ta (ý nghĩa của vị trí địa lí đối với môi trường tự nhiên) : Tạo nên đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, tính ven biển, tính đa dạng và phức tạp
nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
a,Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên
– Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi)
– Tài nguyên: Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.
– Sinh vật: Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú.
Cũng do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế – xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo)
Hạn chế:Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b,Đối với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội
– Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á… đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
– Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.
– Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới
Nêu đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam
– Phần đất liền
+Vị trí: nằm giữa các vĩ độ 8°34’ B→23°23’ B và giữa các kinh độ 102°10’ Đ →109°24’ Đ
+ Diện tích đất tự nhiên: 329 314 km2
– Phần biển
+ Diện tích 1 triệu km²
+ Các đảo xa nhất về phía đông thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà)
– Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
+ Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, Đông Nam á đất liền và Đông Nam á hải đảo.
+ Vị trí ở vị trí tiếp xúc giữa các luồng sinh vật và luồng gió mùa.
-Đặc điểm trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên nước ta (ý nghĩa của vị trí địa lí đối với môi trường tự nhiên) : Tạo nên đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, tính ven biển, tính đa dạng và phức tạp
nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
a,Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên
– Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi)
– Tài nguyên: Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.
– Sinh vật: Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú.
Cũng do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế – xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo)
b,Đối với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội
– Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á… đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
– Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.
– Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới