Nêu dàn ý (Dạng bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học) Bàn về tuyên ngôn độc lập Có ý kiến cho rằng : Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫ

Nêu dàn ý (Dạng bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học)
Bàn về tuyên ngôn độc lập Có ý kiến cho rằng :
Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực

0 bình luận về “Nêu dàn ý (Dạng bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học) Bàn về tuyên ngôn độc lập Có ý kiến cho rằng : Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫ”

  1. I. Mở bài

    – Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    – Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục to lớn, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam.

    II. Thân bài

    1. Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện chính trị, lịch sử

    – Là một văn kiện có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn. Nó khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc, tư thế và chủ quyền của nhân dân đối với đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy.

    – “Tuyên ngôn độc lập” được một người soạn thảo, một người đọc tác phẩm ấy, nhưng đó là tiếng nói của cả dân tộc, quốc gia, của một chính phủ:… “Chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố…; Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng…”. Do đó, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện của cả quốc gia.

    2. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại

    – Là văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là tác phẩm khô khan, trừu tượng.

    – Có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết phục:

    • Nêu ra cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
    • Tiếp đến, Hồ Chí Minh đưa ra cơ sở thực tế của chủ quyền dân tộc Việt Nam: tội ác của thực dân pháp về kinh tế, chính trị, quân sự,…, về công khai hóa, bảo hộ của Pháp

    – Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền trên đất nước mình.

    – Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố Độc lập:

    • Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết mọi đặc quyền đặc lợi của Pháp trên đất nước ta.
    • Các nước Đồng minh không thể không công nhận chủ quyền độc lập của dân Việt Nam.
    • Khẳng định quyền Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do.
    Bình luận

Viết một bình luận