nêu điểm nổi bật về chiến thuật đánh bại giặc trong cuộc kháng chiến chống quân tống [Giúp mình làm ngắn gọn hết mức nhé]

nêu điểm nổi bật về chiến thuật đánh bại giặc trong cuộc kháng chiến chống quân tống
[Giúp mình làm ngắn gọn hết mức nhé]

0 bình luận về “nêu điểm nổi bật về chiến thuật đánh bại giặc trong cuộc kháng chiến chống quân tống [Giúp mình làm ngắn gọn hết mức nhé]”

  1. Trận Như Nguyệt là trận đánh lớn, diễn ra ở một khúc trên sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077. Là trận đánh quyết định cho cuộc chiến tranh Tống – Việt. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt khiến triều Tống của Trung Quốc không dám cất quân xâm lược, buộc phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập.

    Trận chiến trên sông Như Nguyệt do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy. Trước binh lực hùng mạnh của kẻ thù, Lý Thường Kiệt chọn chiến lược phòng thủ. Chọn khu vực phía nam sông Cầu để quyết thủ, Lý Thường Kiệt đã ra lệnh xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để biến nơi đây thành trận địa quyết định của cả cuộc chiến.

    Sau thời gian dài không thể tiến về Thăng Long, kinh đô Đại Việt, quân Tống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Thất bại liên tiếp, nhiều quân sĩ chết vì dịch bệnh cùng việc bị quân của Lý Thường Kiệt toàn lực tấn công, quân Tống buộc phải rút về nước. Chiến thắng của Lý Thường Kiệt được xem là chiến thắng lớn nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt.

    Bình luận
  2. Điểm nổi bật về chiến thuật đánh bại giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý:

    – Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

    – Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

    – Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

    – Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

    – Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

    – Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

    Bình luận

Viết một bình luận