Nếu giá trị của dạng địa hình đồi núi ở Thái Nguyên

By Genesis

Nếu giá trị của dạng địa hình đồi núi ở Thái Nguyên

0 bình luận về “Nếu giá trị của dạng địa hình đồi núi ở Thái Nguyên”

  1.                        CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA !

     Đây là giá trị đầu tiên giúp : Rừng phát triển

    Tỉnh Thái Nguyên quy hoạch khoảng 120 nghìn ha để trồng rừng sản xuất, phần lớn diện tích này là đồi núi thấp. Vào mùa đông, nhiệt độ tỉnh Thái Nguyên không xuống thấp như các tỉnh miền núi phía bắc, lượng mưa phù hợp, đất tốt, người dân có kỹ thuật trồng rừng.

    Mặt khác, so với các tỉnh miền núi phía bắc, địa hình tỉnh Thái Nguyên không bị chia cắt bởi sông, suối, đồi núi, hệ thống đường giao thông, đặc biệt là giao thông ở nông thôn dần hoàn thiện; từ TP Thái Nguyên đến huyện xa nhất khoảng hơn 50 km là khoảng cách không xa. Như vậy, Thái Nguyên có đủ điều kiện để phát triển mạnh rừng trồng.

    Khi tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Cạn) được đưa vào sử dụng, tận dụng lợi thế về giao thông, người dân các xã hai bên đường đã nhanh chóng trồng rừng keo trên đồi núi thấp, đất trống đã được phủ xanh bởi rừng sản xuất. Ông Nguyễn Văn Trường ở xã Tức Tranh có ba ha rừng keo gần bốn năm tuổi, cho biết: Dự kiến, sau sáu, bảy năm trồng, rừng keo sẽ cho khai thác, sản lượng ước tính hơn 100 m3 gỗ/ha, với giá khoảng gần một triệu đồng/m3, mang lại thu nhập khá cho gia đình.

    Chi cục trưởng Lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên Vũ Văn Phán cho biết: “Thái Nguyên có gần 120 nghìn ha đất rừng sản xuất, đến nay đã trồng khoảng 70 nghìn ha rừng sản xuất. Thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, lượng gỗ khai thác hằng năm, trong đó chủ yếu là từ rừng sản xuất khoảng 160 nghìn m3; trên thực tế, mỗi năm khai thác khoảng 200 nghìn m3”.

    Hầu hết lượng gỗ được khai thác hằng năm chủ yếu được dùng băm dăm, ván bóc, ván xẻ, cốp pha, sản xuất đồ gia dụng mà không được đưa vào chế biến sâu nên giá trị gia tăng thấp. Mặt khác, liên kết giữa người trồng rừng và cơ sở tiêu thụ gần như không có, một số cơ sở chế biến gỗ có liên kết tiêu thụ gỗ của dân, nhưng trên thực tế rất lỏng lẻo, kéo theo giá gỗ nguyên liệu không ổn định.

       Cuối cùng là : giá trị gỗ khi rừng phát triển nhiều công ích cho xã hội

    Mỗi héc-ta rừng trồng, sau một chu kỳ sáu, bảy năm cho thu hoạch, nếu chăm sóc tốt thì mang lại cho người dân khoảng 100 triệu đồng. Nhưng trừ giống, vốn, công chăm sóc, khai thác, vận chuyển…, thu nhập thực tế khoảng 50 triệu đồng trong vòng sáu, bảy năm. Tính ra, mỗi héc-ta mang lại cho người trồng 8-9 triệu đồng/năm, là mức thu nhập chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu do gỗ rừng trồng không được chế biến sâu, giá trị gia tăng không cao, kéo theo thu nhập của người trồng rừng thấp.

    Với diện tích đất lâm nghiệp, diện tích rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác hằng năm và với tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai, điều kiện vận chuyển và thị trường tiêu thụ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tỉnh Thái Nguyên cần có nhà máy sản xuất ván MDF công nghệ hiện đại, công suất hàng trăm nghìn khối gỗ/năm nhằm giải quyết đầu ra ổn định, nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, nâng thu nhập cho nông dân, giải quyết nhiều việc làm và tăng thu cho ngân sách.

    Nguồn nguyên liệu dồi dào, giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt thuận lợi, kết nối với thị trường tiêu thụ trong nước và cảng biển phục vụ xuất khẩu, người trồng rừng mong muốn lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cần mời gọi, thu hút nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ hiện đại trên địa bàn, nhằm tạo giá trị gia tăng cao từ gỗ rừng trồng, thúc đẩy nghề rừng phát triển bền vững.

    Trả lời

Viết một bình luận