Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau: 1)Cho một nhỏ kim loại Bari vào một cốc nước dư 2)Dẫn khí Hidro dư qua ống nghi

Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
1)Cho một nhỏ kim loại Bari vào một cốc nước dư
2)Dẫn khí Hidro dư qua ống nghiệm đựng bột CuO nung nóng 400 oC
3)Đốt một ít bột phốt pho đỏ trong bình chứa khí Oxi có sẵn một ít nước, sau đó lắc đều và cho mẫu giấy quỳ tím vào dung dich vừa thu được

0 bình luận về “Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau: 1)Cho một nhỏ kim loại Bari vào một cốc nước dư 2)Dẫn khí Hidro dư qua ống nghi”

  1. 1)

    Hiện tượng: mẩu bari tan dần, đồng thời sủi bọt khí không màu thoát ra.

    \(Ba + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}Ba{(OH)_2} + {H_2}\)

    2)

    Hiện tượng: rắn trong ống nghiệm chuyển từ màu đen sang màu đỏ gạch (chuyển từ \(CuO\) sang \(Cu\))

    \(CuO + {H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}Cu + {H_2}O\)

    3)

    Hiện tượng: Dung dịch thu được làm quỳ tím hóa đỏ.

    \(4P + 5{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2{P_2}{O_5}\)

    \(3{H_2}O + {P_2}{O_5}\xrightarrow{{}}2{H_3}P{O_4}\)

    Dung dịch tạo ra chứa \(H_3PO_4\) là một axit nên làm quỳ tím hóa đỏ.

    Bình luận
  2. 1) Hiện tượng:

    Có khí thoát ra và toả nhiệt giống như Na.

    Ba + 2 $H_{2}O$ → $Ba(OH)_{2}$ + $H_{2}$↑

    2) Hiện tượng:

    Xuất hiện hơi nước và kim loại màu nâu đỏ
    CuO + $H_{2}$→Cu+$H_{2}O$

    3) Hiện tượng:

    Quỳ tím hoá đỏ

    4P+ 5 $O_{2}$ → 2 $P_{2}$$O_{5}$ 

    $P_{2}$$O_{5}$ + 3 $H_{2}O$ → 2 $H_{3}$$PO_{4}$

    Bình luận

Viết một bình luận