Nêu hiện tượng và viết PTHH của các thí nghiệm sau (ghi rõ điều kiện
phản ứng nếu có):
a) Đốt cháy photpho đỏ trong lọ đựng khí oxi.
b) Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí.
c) Đốt cháy sắt trong lọ đựng khí oxi.
Nêu hiện tượng và viết PTHH của các thí nghiệm sau (ghi rõ điều kiện
phản ứng nếu có):
a) Đốt cháy photpho đỏ trong lọ đựng khí oxi.
b) Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí.
c) Đốt cháy sắt trong lọ đựng khí oxi.
$a/$
$4P+5O_2\overset{t^o}{\longrightarrow}2P_2O_5$
Hiện tượng :
Photpho cháy mạnh trong khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit và có công thức hoá học là $P_2O_5$.
$b/$
$S+O_2\overset{t^o}{\longrightarrow}SO_2$
Hiện tượng :
Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit $SO_2$ (còn gọi là khí sunfurơ) và rất ít lưu huỳnh trioxit ($SO_3$). Chất rắn màu vàng Lưu huỳnh ($S$) dần chuyển sang thể hơi.
$c/$
$3Fe+2O_2\overset{t^o}{\longrightarrow}Fe_3O_4$
Hiện tượng :
Khi mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng cói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hoá học là $Fe_3O_4$ thường được gọi là oxit sắt từ. Màu trắng xám của Sắt ($Fe$) dần chuyển sang màu nâu thành hợp chất Oxit sắt từ ($Fe_3O_4$).
a, $4P+ 5O_2 \buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow 2P_2O_5$
Photpho cháy sáng trong oxi với ngọn lửa chói, có khói trắng bám trong bình.
b, $S+ O_2 \buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow SO_2$
Lưu huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh mờ sinh ra khí không màu mùi hắc.
c, $3Fe+ 2O_2 \buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow Fe_3O_4$
Sắt cháy sáng trong oxi, có chất rắn màu nâu đen rơi xuống đáy.