Đầu thế kỷ 16, vua Thái Tổ nhà Hậu Lê, với sự mâu thuẫn mạnh mẽ và kiên quyết của toàn dân, đã lập lên một sự nghiệp bất hủ trong sử xanh là đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, sau 10 năm chiến đấu đầy hy sinh gian khổ.
Từ Thái Tổ đến Thánh Tông, hùng khí của dân tộc Việt Nam mạnh như sóng cồn, nếu đem so sánh Việt Nam với các lân quốc Á châu thì ta có thể tự hào rằng mình là một quốc gia cường thịnh bậc nhất ở Đông Nam Á về mọi phương diện.
Văn trị, võ công rạng rỡ đến thế là tột bực, đến cả vấn đề cương vực cũng được mở rộng hơn bao giờ hết. Ta nhớ rằng dưới đời Hậu Lê, biên giới Việt Nam đã đi sâu vào đất Chàm, Vua Thánh Tông đã xua đuổi Chiêm quân đến Phan Lung rồi chia Chiêm quốc thành 3 tiểu quốc.
2.Tiểu sử của Mạc Đăng Dung
Mạc Đăng Dung thuộc dòng dõi Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi và là cháu 7 đời của ông, quê ở Đông Cao, một làng thuộc huyện Bình Hòa, tỉnh Hải Dương.Huyết thống của ông như vậy đáng kể là cao quý. Sau cha mẹ dời sang làng Cổ Trai thuộc huyện Nghi Dương, tỉnh Kiến An bấy giờ. Đến thế hệ của ông thì đã sa sút nhiều nên gia đình ông phải sinh sống bằng nghề đánh cá nhưng nhờ có sở trường võ nghệ, họ Mạc thi đậu Đô lực sĩ dưới thời vua Lê Uy Mục, rồi trên hoạn lộ ông tiến bước dần đến tước Vũ xuyên bá. Ông thăng Vũ xuyên Hầu dưới đời Vua Chiêu tôngvà được giao chọn binh quyền thủa ấy, sau khi Hoàng Duy Nhạc vì báo thù cho chủ ( Trần Chân) mà gây loạn ở kinh thành.
Theo Đặng Đình Long, tác giả “ Ai vô xứ Nghệ ”, lý lịch của họ Mạc có những chi tiết đặc biệt như sau:
Họ Mạc thuộc dòng dõi Cơ Chất Khiết tức là con cháu họ Cơ nhà Châu làm vua bên Trung Hoa. Gặp hồi suy vong nhà Châu mất nước, Cơ Chất Khiết về ở quận Trác Lộc rồi ra làm Chấp kích lang với nhà Hán. Có công nên được đổi thành họ Mạc và được cai trị đất Trịnh Ấp. Ngày nay ở hạt Nhâm Khâu phủ Hà Gían còn có nơi gọi là Mạc Châu, đó là chỗ phát tích của họ Mạc. Về sau con cháu Mạc Chất Khiết đều hiển đạt cả, rồi dần dần thiên cư về mé Nam Trung Hoa. Đến thời nhà Tống, họ Mạc ở đất Quảng Đông rất thịnh. Rồi một chi họ Mạc ở đất Phiên Ngung di cư sang làng Lũng Động, huyện Chí Linh Hải Dương, rồi đến đời Mạc Hiển Tích mới phát đạt.
Mạc Hiển Tích đỗ văn học thủ tuyển năm Bính Dần, niên hiệu Quang Hựu triều vua Lý Nhân Tông làm quan đến Thượng Thư. Em Mạc Hiển Tích là Mạc Hiển Quan đỗ văn học niên hiệu Quang Hựu, năm Kỷ Tỵ, huynh đệ đồng triều, sự nghiệp rất hiển hách. Sau 5 đời đến Mạc Đĩnh Chi.
– triều Lê mâu thuẫn xã hội đã xảy ra phong trào đấu tranh của nông dân ở khắp nơi các thế lực tranh quyền
=> nhà Lê suy yếu
– 1527 Mạc Đăng Dung đã phế chuất vua lê lập ra nhà Mạc
Chính sách tổ chức như lê sơ
Thi cử chọn quan lại chinh sạch về ruộng đất
Ổn định đất nước
1. Tình trạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ 16
Đầu thế kỷ 16, vua Thái Tổ nhà Hậu Lê, với sự mâu thuẫn mạnh mẽ và kiên quyết của toàn dân, đã lập lên một sự nghiệp bất hủ trong sử xanh là đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, sau 10 năm chiến đấu đầy hy sinh gian khổ.
Từ Thái Tổ đến Thánh Tông, hùng khí của dân tộc Việt Nam mạnh như sóng cồn, nếu đem so sánh Việt Nam với các lân quốc Á châu thì ta có thể tự hào rằng mình là một quốc gia cường thịnh bậc nhất ở Đông Nam Á về mọi phương diện.
Văn trị, võ công rạng rỡ đến thế là tột bực, đến cả vấn đề cương vực cũng được mở rộng hơn bao giờ hết. Ta nhớ rằng dưới đời Hậu Lê, biên giới Việt Nam đã đi sâu vào đất Chàm, Vua Thánh Tông đã xua đuổi Chiêm quân đến Phan Lung rồi chia Chiêm quốc thành 3 tiểu quốc.
2.Tiểu sử của Mạc Đăng Dung
Mạc Đăng Dung thuộc dòng dõi Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi và là cháu 7 đời của ông, quê ở Đông Cao, một làng thuộc huyện Bình Hòa, tỉnh Hải Dương.Huyết thống của ông như vậy đáng kể là cao quý. Sau cha mẹ dời sang làng Cổ Trai thuộc huyện Nghi Dương, tỉnh Kiến An bấy giờ. Đến thế hệ của ông thì đã sa sút nhiều nên gia đình ông phải sinh sống bằng nghề đánh cá nhưng nhờ có sở trường võ nghệ, họ Mạc thi đậu Đô lực sĩ dưới thời vua Lê Uy Mục, rồi trên hoạn lộ ông tiến bước dần đến tước Vũ xuyên bá. Ông thăng Vũ xuyên Hầu dưới đời Vua Chiêu tôngvà được giao chọn binh quyền thủa ấy, sau khi Hoàng Duy Nhạc vì báo thù cho chủ ( Trần Chân) mà gây loạn ở kinh thành.
Theo Đặng Đình Long, tác giả “ Ai vô xứ Nghệ ”, lý lịch của họ Mạc có những chi tiết đặc biệt như sau:
Họ Mạc thuộc dòng dõi Cơ Chất Khiết tức là con cháu họ Cơ nhà Châu làm vua bên Trung Hoa. Gặp hồi suy vong nhà Châu mất nước, Cơ Chất Khiết về ở quận Trác Lộc rồi ra làm Chấp kích lang với nhà Hán. Có công nên được đổi thành họ Mạc và được cai trị đất Trịnh Ấp. Ngày nay ở hạt Nhâm Khâu phủ Hà Gían còn có nơi gọi là Mạc Châu, đó là chỗ phát tích của họ Mạc. Về sau con cháu Mạc Chất Khiết đều hiển đạt cả, rồi dần dần thiên cư về mé Nam Trung Hoa. Đến thời nhà Tống, họ Mạc ở đất Quảng Đông rất thịnh. Rồi một chi họ Mạc ở đất Phiên Ngung di cư sang làng Lũng Động, huyện Chí Linh Hải Dương, rồi đến đời Mạc Hiển Tích mới phát đạt.
Mạc Hiển Tích đỗ văn học thủ tuyển năm Bính Dần, niên hiệu Quang Hựu triều vua Lý Nhân Tông làm quan đến Thượng Thư. Em Mạc Hiển Tích là Mạc Hiển Quan đỗ văn học niên hiệu Quang Hựu, năm Kỷ Tỵ, huynh đệ đồng triều, sự nghiệp rất hiển hách. Sau 5 đời đến Mạc Đĩnh Chi.