Nêu khái quát tác động của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến phong trào cách mạng ở Việt Nam.
Nêu khái quát tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đến tình hình và phong trào cách mạng ở Việt Nam. Giúp mình với ạ
Nêu khái quát tác động của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến phong trào cách mạng ở Việt Nam.
Nêu khái quát tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đến tình hình và phong trào cách mạng ở Việt Nam. Giúp mình với ạ
* Xây dụng Chính quyền Xô viết:
– 25-10-1917 thành lập chính quyền Xô Viết.
– Để đập tan nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ. Xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.Chính quyền Xô Viết đã:
– Thông qua sắc lệnh hòa bình và ruộng đất.
– Thực hiện các biện pháp nhắm thủ tiêu chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biết đẳng cấp, những đắc quyền của giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.
– Thành lập các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương.
– Thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.
– Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.
– Tiến hành quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
* Bảo vệ chính quyền Xô viết:
Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng cách mạng trong nước mở cuộc cách mạng vũ trang.Nước Nga là một nước còn non trẻ.
=> 1919 chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách“Cộng sản thời chiến”:
Chính sách cộng sản thời chiến gồm hai nội dung chính:
– Quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp; thu lương thực thừa của nông dân.
– Thực hiện lao động cưỡng bức.
=> Nga giải quyết được vấn đề trước mắt; chính quyền Xô viết được bảo vệ, giữ vững.
1/ Khái quát tác động của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến phong trào cách mạng ở Việt Nam:
Cách mạng Tháng Mười Nga, trước tiên đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới Nguyễn Ái Quốc – người thanh niên Việt Nam yêu nước đang bôn ba ở nhiều quốc gia để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
Bị thu hút bởi sự kiện lịch sử gây chấn động thế giới, Nguyễn Ái Quốc được tiếp cận với Luận cương của V.I. Lênin “Về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” khi còn ở Pháp. Chính từ trong bản luận cương này Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Điều đó được thể hiện rõ trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (năm 1927) của Người. Trong tác phẩm này, Người khẳng định: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười – con đường duy nhất đúng đắn – cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự”. Đánh giá Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc viết: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế
Tiếp đó, sau 9 năm thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” vào năm 1954. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vì thế, những tổn thất của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thế kỷ XX không làm suy giảm ý nghĩa lịch sử to lớn và lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười. Những lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười, như độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, hòa bình, dân chủ, bình đẳng, bác ái cho mọi người, xóa bỏ áp bức, bóc lột, xóa nghèo nàn, lạc hậu, phân biệt chủng tộc… vẫn là những giá trị mà hiện nay nhân loại đang tiếp tục theo đuổi và hướng tới. Lý tưởng Cách mạng Tháng Mười mãi mãi soi rọi cho nhân loại trên con đường đấu tranh vì một thế giới hòa bình, công bằng, dân chủ, bình đẳng và tiến bộ.
2/ Khái quát tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đến tình hình và phong trào cách mạng ở Việt Nam:
Sự bùng phát của Chiến tranh thế giới thứ hai ngày 1-9-1939 là một sự kiện ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam cũng như việc Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1858. Các phong trào đòi độc lập đã tăng lên ở Việt Nam, đặc biệt trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng tất cả các cuộc nổi dậy và vận động chính trị đều thất bại để đạt được bất cứ nhượng bộ nào từ chế độ thực dân Pháp. Sau khi thế chiến thứ hai bùng nổ Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Ngày 22-9-1940, một nước thành viên Phe Trục là Nhật Bản xâm lược Việt Nam nhằm xây dựng căn cứ quân sự để chống lại phe Đồng Minh ở Đông Nam Á.
Sau khi Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng, tháng 3 1945, Nhật Bản lật đổ chính quyền Pháp ở Việt Nam, cầm tù các viên chức cấp cao Pháp và trả lại Việt Nam “nền độc lập” dưới “sự bảo hộ” của Nhật, với Bảo Đại là Quốc trưởng. Sự đầu hàng của Nhật vài tháng sau là một sự kiện Hồ Chí Minh (lúc đó Nguyễn Ái Quốc) đã đợi chờ từ khi Pháp bại trận năm 1940. Ngay khi xung đột chấm dứt, Việt Nam tuyên bố độc lập. Tuy nhiên không lâu sau, một cuộc chiến giành độc lập nổ ra giữa Việt Minh và Pháp sẽ kéo dài đến năm 1954.