Nêu khái quát tình hình văn học nước ta vào cuối thế kỉ XVI-nửa thế kỉ XIX?Từ nội dung của 1 số tác phẩm tiêu biểu hãy chứng minh rằng tác phẩm văn họ

Nêu khái quát tình hình văn học nước ta vào cuối thế kỉ XVI-nửa thế kỉ XIX?Từ nội dung của 1 số tác phẩm tiêu biểu hãy chứng minh rằng tác phẩm văn học của thời kì này phản ánh sâu sắc đời sống xã hội đương thời và những thay đổi trong tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của con người việt nam

0 bình luận về “Nêu khái quát tình hình văn học nước ta vào cuối thế kỉ XVI-nửa thế kỉ XIX?Từ nội dung của 1 số tác phẩm tiêu biểu hãy chứng minh rằng tác phẩm văn họ”

  1. – Phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyẹn tiếu lâm.

    +Xuất hiện nhiều văn học chữ Nôm: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ nâm khúc của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, … thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan( Nhuyễn Thị Hinh), Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…

    Bình luận
  2. Nêu khái quát tình hình văn học nước ta vào cuối thế kỉ XVI-nửa thế kỉ XIX:

    *Văn học dân gian:

    – Phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

    *Văn học chữ Nôm:

    -Tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều.

    -Các tác phẩm nổi tiếng: Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngân khúc,….

    -Các tác giả: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…

    `=>` Nội dung: phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cũng như những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của nhân dân.

    Chứng minh rằng tác phẩm văn học của thời kì này phản ánh sâu sắc đời sống xã hội đương thời và những thay đổi trong tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của con người việt nam:

    Thời nhà Nguyễn, chế độ phong kiến ngày càng suy sụp: quan lại chỉ biết lo ăn chơi, không quan tâm đến dân; các địa chủ ra sức cướp bóc của cải của nhân dân; nhân dân phải nộp tô thuế nặng nề,….. Trước chế độ phong kiến mục nát, những tình cảnh thảm sầu của nhân dân, văn học càng ngày càng phát triển rực rỡ hơn để phản ánh cái xã hội phong kiến mục rữa đương thời. Các tác phẩm văn học đều lần lượt được sinh ra để phản ánh những bất công trong xã hội, vạch trần bộ mặt hung tợn của bọn quan tham và ngợi ca các cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc, bênh vực quyền sống còn của phụ nữ. Ở một xã hội như vậy, văn học phát triển phản ánh về xã hội đương thời mục nát; thể hiện tâm tư tình cảm của mọi người, từ đó mà lấy thêm hào hùng, khí phách của giai cấp bị bóc lột.

    Bình luận

Viết một bình luận