Nêu nguyên nhân, ý nghĩa của thủy triều và dòng biển ( Tự làm, ko chép mạng ) ∩ ω ∩

Nêu nguyên nhân, ý nghĩa của thủy triều và dòng biển
( Tự làm, ko chép mạng ) ∩ ω ∩

0 bình luận về “Nêu nguyên nhân, ý nghĩa của thủy triều và dòng biển ( Tự làm, ko chép mạng ) ∩ ω ∩”

  1. * Thủy triều

     – Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

    – Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

    – Đặc điểm:

    + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp)  thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).

    + Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch)  thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

    *Dòng biển 

    – Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

    – Phân loại: dòng nóng, lạnh.

    – Phân bố:

    + Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa, chuyển hướng, chảy về cực.

    + Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ Đông các đại dương chảy về xích đạo.

    – Dòn

    g biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc bán cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam bán cầu ngược chiều.

    – Ở Bắc bán cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.

    – Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

    – Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

    Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.

      Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra.                                              

                                               KO CHÉP MẠNG NHÉ

    Bình luận

Viết một bình luận