nêu những chính sách ban hành của nhà Hồ thời kỳ Nhà Hồ thành lập

nêu những chính sách ban hành của nhà Hồ thời kỳ Nhà Hồ thành lập

0 bình luận về “nêu những chính sách ban hành của nhà Hồ thời kỳ Nhà Hồ thành lập”

  1. a) Về chính trị:

    – Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

    – Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

    – Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

    b) Về kinh tế tài chính:

    – Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

    – Ban hành chính sách hạn điền.

    – Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng

    c) Về xã hội:

    – Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

    – Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

    d) Về văn hoá, giáo dục:

    – Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

    – Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

    – Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

    c) Về xã hội:

    – Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

    – Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

    d) Về văn hoá, giáo dục:

    – Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

    – Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

    – Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

    e) Về quân sự:thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

    Bình luận
  2. Nhà Hồ có chính sách đánh thuế khá cao nhằm hạn chế buôn bán. Năm 1400, nhà Hồ chia các thuyền buôn làm ba hạng: thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng: Thượng đẳng mỗi chân chèo nộp thuế 5 quan, trung đẳng 4 quan, hạ đẳng 3 quan[3]. Điều này được lý giải trên 2 góc độ: để tăng thu ngân khố và vì lý do quốc phòng, sợ cuộc xâm lăng của nhà Minh[4].

    Khác với các triều đại trước ban hành tiền kim loại để tiêu dùng trong dân, nhà Hồ áp dụng tiền giấy “Thông Bảo hội sao”. Việc ban hành tiền giấy được Hồ Quý Ly thực hiện khi ông nắm thực quyền trong triều đình nhà Trần và đã cho ban hành ngay từ năm 1396 thời Trần Thuận Tông. Sang thời Hồ, chính sách tiền tệ này tiếp tục được Hồ Quý Ly  Hồ Hán Thương thực hiện. Nếu người nào làm giả tiền giấy hoặc tàng trữ riêng hoặc tiêu dùng riêng thì phải tội tội tử hình[3].

    Hồ Hán Thương còn ra chính sách đặt tiêu chuẩn cho cân thước thưng đấu, định giá tiền giấy để trao đổi. Tuy nhiên, tiệc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này. Lý do quan trọng nhất là tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ không được đảm bảo bằng tiền đồng. Các thương gia không thích tiền giấy nên họ bán giá cao hoặc đóng cửa hàng. Hồ Hán Thương bèn lập điều luật để xử tội không tiêu tiền giấy, bán giá cao, đóng cửa hàng, bao che giúp nhau[2]. Chính sách này càng làm hạn chế hoạt động kinh doanh buôn bán trong đời sống xã hội[5].

    2.Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển VIII – Phụ: Hồ Quý Ly và Hán Thương

    3.Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển 11

    4.Viện Sử học, sách đã dẫn

    5.Viện Sử học, sách đã dẫn

    CHÚC BẠN HỌC TỐT Ạ

    Bình luận

Viết một bình luận