nêu những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí ,tự nhiên ,văn hóa ,tôn giáo , kiến trúc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
nêu những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí ,tự nhiên ,văn hóa ,tôn giáo , kiến trúc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Nông nghiệp là một sự phát triển tự nhiên dựa trên nhu cầu. Trước khi có nông nghiệp, săn bắn hái lượm đủ cung cấp thức ăn. Gà và lợn đã được thuần hóa tại vùng này, hàng nghìn năm về trước. Vì có dư thừa lương thực nên con người có thể kiếm địa vị bằng cách đem phân phát lương thực trong các ngày lễ và ngày hội, nơi mọi người đều có thể ăn no nê. Những ông lớn đó, (tiếng Malay: orang kaya) sẽ phải làm việc trong nhiều năm, tích lũy lương thực (của cải) cần thiết để có thể tổ chức các buổi yến tiệc của các orang kaya. Các hành động hào phóng hay tử tế cá nhân được mọi người kể lại với nhau trong lịch sử truyền miệng của dân tộc họ, điều này làm cho các cá nhân chịu bỏ thực phẩm ra cung cấp trong những thời gian khó khăn. Các phong tục đó lan khắp Đông Nam Á, ví dụ, kéo dài đến tận đảo Papua. Kỹ thuật nông nghiệp được khai thác sau khi áp lực dân số tăng tới điểm đòi hỏi phải có sự trồng cấy tập trung có hệ thống để có đủ lương thực, là khoai mỡ (ở Papua) hay gạo (ở Indonesia). Các cánh đồng lúa rất thích hợp với thời tiết gió mùa của vùng Đông Nam Á. Các cánh đồng lúa Đông Nam Á đã tồn tại hàng nghìn năm, với bằng chứng về sự hiện diện của chúng cùng thời với sự xuất hiện của nông nghiệp ở những nơi khác trên thế giới.
Ví dụ như sự trồng trọt khoai mỡ ở Papua bao gồm đặt những củ khoai xuống đất đã được chuẩn bị trước, xếp các loại cây lá lên trên, đợi chúng phát triển, và thu hoạch. Các công đoạn này vẫn được những người phụ nữ ở những xã hội truyền thống vùng Đông Nam Á thực hiện cho tới ngày nay; đàn ông làm những công việc nặng như làm đất (cày, bừa…), hay làm hàng rào bao quanh ruộng để ngăn những con lợn vào phá hoại.