nêu những hiểu biết của em về gió: khái niệm, nguyên nhân, phân loại, tác động (tiêu cực, tích cực) mình đang cần gấp bạn nào làm xong chước mình cho

By Harper

nêu những hiểu biết của em về gió: khái niệm, nguyên nhân, phân loại, tác động (tiêu cực, tích cực) mình đang cần gấp bạn nào làm xong chước mình cho 5* thank …….

0 bình luận về “nêu những hiểu biết của em về gió: khái niệm, nguyên nhân, phân loại, tác động (tiêu cực, tích cực) mình đang cần gấp bạn nào làm xong chước mình cho”

  1. Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối không khí lớn chuyển động.

    Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. 

    Gió thường được phân loại theo quy mô về không gian, tốc độ, lực tạo ra gió, các khu vực gió xảy ra, và tác động của chúng. 

    Tác động tích cực :

    Làm giảm giá điện

    Tạo công ăn việc làm

     -Sự vận động của biển

    -Một số loài chim cũng lợi dụng gió để lượn

    -Một số loài cây cũng phát tán quả và hạt nhờ gió

    -Gió thường có lợi cho con người: Nó có thể quay các cánh quạt của các cối xay gió giúp chúng ta xay gạo, đẩy thuyền buồm, thả diều, nó là một trong những nguồn năng lượng sạch….

    Tác động tiêu cực: trong các cơn bão, gió có vận tốc cao dễ làm ngã đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà ; gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ ở vật chất;sức khỏe và tính mạng của con người ….

    Trả lời
  2. Khái niệm: Trong không gian có các luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn người ta gọi đó là gió. Trong đó, chúng ta hiểu rằng:

    – Đối với Trái Đất thì nó là các luồng không khí lớn chuyển động trong không gian

    – Đối với trong không gian, thì các chất khí hoặc các hạt tích điện từ Mặt Trời vào không gian chuyển động gọi là gió mặt trời. Còn khi xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí quyển của một hành tinh vào không gian gọi là gió hành tinh.

    Có 4 loại gió chính :

    Gió mậu dịch

    Gió mậu dịch là loại gió thường xuyên thổi trong các miền cận xích đạo.

    Phạm vi hoạt động của gió mậu dịch là ở 30 độ về phía xích đạo

    Nguyên nhân hình thành gió mậu dịch là do có sự chênh lệch lượng khí áp từ vùng khí áp cao xuống vùng khí áp thấp (từ chí tuyến xuống xích đạo).

    Hướng gió:

    + Bán cầu Bắc: chủ yếu thooir theo hướng Đông Bắc – Tây Nam

    + Bán cầu Nam: thổi hướng Đông Nam – Tây Bắc

    Thời gian gió hoạt động: gió mậu dịch hoạt động quanh năm. Nhưng chủ yếu là hoạt động vào mùa hè

    Tính chất gió: khô và ít mưa

    Gió Tây ôn đới

    Đây là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về các khu áp thấp ôn đới.

    Phạm vi hoạt động: ở vĩ độ trung bình giữa 35 và 36 độ vĩ.

    Hướng gió chính: thổi chủ yếu theo hướng Tây sang Đông

    + Bán cầu Bắc là Tây Nam và bán cầu Nam là Tây Bắc

    Thời gian hoạt động: quanh năm

    +Chủ yếu mạnh nhất là vào mùa đông khi áp suất ở các cực thấp hơn.

    + Vào mùa hè gió Tây hoạt động yếu hơn do áp suất ở các cực cao hơn.

    Tính chất gió Tây ôn đới: do xuất phát từ khu áp cao cận nhiệt đới nên gió Tây thường mang ẩm và lượng mưa lớn. Gió hoạt động quanh năm nên độ ẩm rất cao.

    Gió đông cực

    Gió đông cực là loại gió thổi từ vùng áp suất cao ở Bắc cực và cực Nam về phía áp suất thấp trong vùng gió tây.

    Phạm vi hoạt động: thổi từ 90 độ Bắc và Nam về vĩ tuyến 60 độ Bắc và  Nam

    Hướng gió chính: thổi từ phía Đông sang phía Tây, hướng Đông Bắc và Đông Nam

    Thời gian hoạt động: hoạt động quanh năm, hoạt động yếu và không đều.

    Tính chất gió: gió đông cực mang tính chất lạnh, khô.

    Gió địa phương

    Có các loại gió thổi từ các vùng khác nhau. Gió khi đến Việt Nam chịu ảnh hưởng địa hình mà có những đặc điểm khác gọi là gió địa phương. Gió địa phương gồm gió biển (gió đất) và gió Phơn.

    – Gió biển, gió đất là loại gió mà được hình thành ở vùng đất ven biển. Vì vậy hướng gió có thể thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày hướng gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển. Tính chất của hai loại gió này cũng khác nhau.

    + Gió biển: vì thổi từ biển vào nên thường mang theo độ ẩm cao và mát tạo cảm giác dễ chịu

    + Gió đất: thường khô, hanh vì thổi từ đất liền ra.

    – Gió Phơn: là loại gió biến tính khi vượt qua các dãy núi hay vùng cao. Bản chất gió phơn vẫn mang lượng ẩm nhưng qua các dãy núi thì bị chặn lại và mang tính chất cực kì khô, nóng. Ở Việt Nam gió phơn hoạt động mạnh ở Bắc Trung Bộ do bị biến đổi khi vượt qua dãy Trường Sơn tạo nên hiện tượng thời tiết khác biệt giữa hai bên dãy núi. Sườn Tây (sườn đón gió) có tính chất ẩm hơn còn sườn Đông (sườn khuất gió) nên có tính chất nóng, khô.

    Tác hại của gió

    Gió ngoài các lợi ích và ứng dụng cũng có những tác hại khôn lường. Nếu tốc độ gió mạnh, quy mô lớn có thể tạo ra nguy hiểm cho con người.

    Gió được đo mạnh từ cấp 7 trở lên đã có thể gây cản trở cho chúng ta trong việc di chuyển bên ngoài. Mạnh hơn nữa gió trên cấp 9 đã xảy ra các hiện tượng thời tiết như bão gió, lốc xoáy làm tốc nhà cửa, thậm chí là các công trình… Vì vậy cần có biện pháp dự báo chính xác thời tiết như trên biển về hướng gió, tốc độ gió. Điều này giúp các tàu thuyền nhanh chóng tìm nơi neo đậu tránh những nguy hiểm do gió gây nên.

    Tích cực của gió :

    Trong khoa học, nghiên cứu hướng di chuyển, tốc độ gió dự báo thời tiết chính xác. Ngoài ra còn có ứng dụng trong giao thông vận tải đường thủy như thiết kế thuyền buồm, tàu thuyền phù hợp trên biển.

    Gió là nguồn năng lượng tự nhiên sạch tận dụng khai thác thay thế nguồn năng lượng khác. Với năng lượng gió giúp môi trường thân thiện và tiết kiệm rất lớn trong các khoản đầu tư, tránh sử dụng năng lượng độc hại.

    * Chúc cậu học tốt !!! Nhớ tick cho mik 5 sao , 1 cảm ơn và câu trả lời hay nhất nhé .

    Trả lời

Viết một bình luận