Nếu những thành tựu chủ yếu của nghệ thuật, sử học , địa lý, ý học của nước ta từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19
Bài 28 sử phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19
Nếu những thành tựu chủ yếu của nghệ thuật, sử học , địa lý, ý học của nước ta từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19
Bài 28 sử phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19
*Nghệ thuật:
-Văn nghệ dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi, nhất là vào các dịp hội làng. Ở miền xuôi, có các làn điệu quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng… Ở miền núi dân gian có hát lượn, hát khắp, hát xoang,… Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước (tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu…), trong đó nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở thời kì này là chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Sang thế kỉ XIX, có cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội)…
-Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý.
-Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng bấy giờ thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước ta. Chùa Tây Phương có 18 tượng vị tô với những phong cách khác nhau. Trong cung điện Huế có 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác.
*Sử học , địa lý, ý học
Việc biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiến quan trọng. Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện v.v… Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu của thời kì này.
Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ… Phan Huy Chú là tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
Có thể kể thêm một số công trình khác như Gia Định thành công chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định…Trịnh Hoài Đức cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh là ba tác giả lớn ở Gia Định
(“Gia Định tam gia”) và đều là học trò của nhà giáo nổi tiếng Võ Trường Toản.
Về y học có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông), là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. Thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
MK TRÌNH BÀY TRONG ẢNH NHA