nêu những việc làm của Nguyễn Aí Quốc từ năm 1911-1928
0 bình luận về “nêu những việc làm của Nguyễn Aí Quốc từ năm 1911-1928”
Nêu những việc làm của Nguyễn Aí Quốc từ năm 1911-1928
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Nguyễn Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hàng Nǎm Sao, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Trước đó, có một câu chuyện về quyết định của Hồ Chí Minh trước khi làm phụ bếp trên tàu; ông có một người bạn thân tên là Lê, và ông muốn cùng anh Lê đi sang Pháp, lúc đầu anh Lê đồng ý, nhưng sau đó do không đủ can đảm nên anh Lê đã thất hứa.
Trong thập niên 1960, khi nói chuyện với khách nước ngoài, ông cho biết rằng ông đã từng là lính thủy.
Khi mới sang Pháp, ông có làm đơn xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận (trong đơn này ông tự ghi là sinh năm 1892). Ngày 31 tháng 11 năm 1912, ông chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha mình.
Đầu tháng 12 năm 1912, ông sang Hoa Kỳ. Ngày 15 tháng 12 năm 1912, từ New York, ông viết thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ cha mình và muốn xin cho người cha một công việc. Thư này ông ký tên là Paul Tất Thành.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh làm nghề cào tuyết cho một trường học, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn.
Đầu năm 1914, ông gửi thư cho Phan Châu Trinh, thông báo vắn tắt tình hình bản thân, đưa ra những nhận xét về chiến tranh thế giới đang diễn ra và dự đoán những chuyển biến có thể có. Ông cũng gửi cho Phan Châu Trinh một bài thơ thất ngôn bát cú với hai câu mở đầu như sau:
Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng Phải có kiên cương mới gọi hùng và hai câu kết:
Ba hột đạn thầm hai tấc lưỡi Sao cho ích giống mấy cam lòng.
Ngày 16 tháng 4 năm 1915, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương, thông qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha. Thư ký tên Paul Thành.
Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923
– Ngày 5/6/1911: Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn đi tìm đường cứu nước
– Từ năm 1911-1917: người đến nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới, nhất là 3 nước tư bản phát triển(Anh, Pháp, Mỹ)
– Đầu tháng 12/1917: Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, ở đây người hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của Hội người Việt Nam yêu nước ở Pari
– Đầu năm 1919: Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp vì đây là tổ chức chính trị tiến bộ duy nhất ở Pháp lúc đó
– Tháng 6/1919: thay mặt cho những người dân Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng nó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn đế quốc, có tiếng vang lớn tại Pháp, về Việt Nam và trên thế giới. Người kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình
– Giữa tháng 7/1920: khi đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.L.Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”
-Như vậy, sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định được con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX
– Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc ra sức hoạt động để xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
– Năm 1921 – 1923 ở Pháp:
+ Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các nước trong khối thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921). Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.
+ Người viết bài cho nhiều báo: Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn lao động Pháp. Đặc biệt, người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (được xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925).
– Năm 1923-1924 ở Liên Xô:
+ Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và được bầu vào Ban chấp hành của Hội.
+ Người vừa nghiên cứu, học tập, vừa viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản.
+ Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
– Năm 1924 – 1929 ở Trung Quốc và Đông Bắc Xiêm:
+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu Trung Quốc để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (2/1925) làm nòng cốt để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6-1925) nhằm chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập Đảng Cộng sản; xuất bản báo Thanh niên để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho quần chúng.
+ Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Từ năm 1925 đến năm 1927 đã đào tạo được 75 người. Những bài giảng của Người được xuất bản thành cuốn Đường kách mệnh (1927).
+ Những năm 1928-1929, Người còn hoạt động ở Đông Bắc Xiêm, tuyên truyền lý luận cách mạng và tổ chức Việt kiều yêu nước.
Nêu những việc làm của Nguyễn Aí Quốc từ năm 1911-1928
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Nguyễn Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hàng Nǎm Sao, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Trước đó, có một câu chuyện về quyết định của Hồ Chí Minh trước khi làm phụ bếp trên tàu; ông có một người bạn thân tên là Lê, và ông muốn cùng anh Lê đi sang Pháp, lúc đầu anh Lê đồng ý, nhưng sau đó do không đủ can đảm nên anh Lê đã thất hứa.
Trong thập niên 1960, khi nói chuyện với khách nước ngoài, ông cho biết rằng ông đã từng là lính thủy.
Khi mới sang Pháp, ông có làm đơn xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận (trong đơn này ông tự ghi là sinh năm 1892). Ngày 31 tháng 11 năm 1912, ông chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha mình.
Đầu tháng 12 năm 1912, ông sang Hoa Kỳ. Ngày 15 tháng 12 năm 1912, từ New York, ông viết thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ cha mình và muốn xin cho người cha một công việc. Thư này ông ký tên là Paul Tất Thành.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh làm nghề cào tuyết cho một trường học, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn.
Đầu năm 1914, ông gửi thư cho Phan Châu Trinh, thông báo vắn tắt tình hình bản thân, đưa ra những nhận xét về chiến tranh thế giới đang diễn ra và dự đoán những chuyển biến có thể có. Ông cũng gửi cho Phan Châu Trinh một bài thơ thất ngôn bát cú với hai câu mở đầu như sau:
Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng
Phải có kiên cương mới gọi hùng
và hai câu kết:
Ba hột đạn thầm hai tấc lưỡi
Sao cho ích giống mấy cam lòng.
Ngày 16 tháng 4 năm 1915, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương, thông qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha. Thư ký tên Paul Thành.
Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923
– Ngày 5/6/1911: Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn đi tìm đường cứu nước
– Từ năm 1911-1917: người đến nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới, nhất là 3 nước tư bản phát triển(Anh, Pháp, Mỹ)
– Đầu tháng 12/1917: Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, ở đây người hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của Hội người Việt Nam yêu nước ở Pari
– Đầu năm 1919: Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp vì đây là tổ chức chính trị tiến bộ duy nhất ở Pháp lúc đó
– Tháng 6/1919: thay mặt cho những người dân Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng nó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn đế quốc, có tiếng vang lớn tại Pháp, về Việt Nam và trên thế giới. Người kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình
– Giữa tháng 7/1920: khi đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.L.Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”
-Như vậy, sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định được con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX
– Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc ra sức hoạt động để xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
– Năm 1921 – 1923 ở Pháp:
+ Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các nước trong khối thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921). Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.
+ Người viết bài cho nhiều báo: Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn lao động Pháp. Đặc biệt, người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (được xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925).
– Năm 1923-1924 ở Liên Xô:
+ Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và được bầu vào Ban chấp hành của Hội.
+ Người vừa nghiên cứu, học tập, vừa viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản.
+ Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
– Năm 1924 – 1929 ở Trung Quốc và Đông Bắc Xiêm:
+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu Trung Quốc để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (2/1925) làm nòng cốt để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6-1925) nhằm chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập Đảng Cộng sản; xuất bản báo Thanh niên để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho quần chúng.
+ Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Từ năm 1925 đến năm 1927 đã đào tạo được 75 người. Những bài giảng của Người được xuất bản thành cuốn Đường kách mệnh (1927).
+ Những năm 1928-1929, Người còn hoạt động ở Đông Bắc Xiêm, tuyên truyền lý luận cách mạng và tổ chức Việt kiều yêu nước.