Nêu quá trình hoạt động cách mạng và những hoạt động yêu nước thời niên thiếu của đồng chí nguyễn hữu tiến , ý nghĩa của cuộc thi đối với quá trình họ

Nêu quá trình hoạt động cách mạng và những hoạt động yêu nước thời niên thiếu của đồng chí nguyễn hữu tiến , ý nghĩa của cuộc thi đối với quá trình học tập và phấn đấu rèn luyện của thế hệ trẻ ngày nay?
Giúp mk ik

0 bình luận về “Nêu quá trình hoạt động cách mạng và những hoạt động yêu nước thời niên thiếu của đồng chí nguyễn hữu tiến , ý nghĩa của cuộc thi đối với quá trình họ”

  1. Cuộc đời cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được thể hiện như sau:

    Năm 1929, chi bộ Ðông Dương Cộng sản đảng tỉnh Hà Nam được thành lập, Nguyễn Hữu Tiến là đảng viên của chi bộ này. Tháng 9-1930, hội nghị Ðảng của tỉnh Hà Nam họp ở Lũng Xuyên, Nguyễn Hữu Tiến được bầu làm Ủy viên BCH lâm thời, sau đó là Ủy viên chính thức, rồi lại được bầu làm Phó Bí thư Ðảng bộ tỉnh. Tháng 4-1931, Nguyễn Hữu Tiến lên Hà Nội họp để bầu Xứ ủy Bắc kỳ thì bị địch bắt. Ông bị chúng giam ở Hà Nội, Sơn La, đến ngày 5-12-1933, địch đày Nguyễn Hữu Tiến ra Côn Ðảo, giam ở banh 1. Tại đây ông được tổ chức bố trí cho vượt biển, lần thứ nhất không thành, lần thứ hai vào đêm 30-4-1935, ông đã vượt ngục thành công, về tới đất liền và tiếp tục hoạt động cách mạng ở vùng Hậu Giang, Mỹ Tho, Sài Gòn – Gia Ðịnh…                                                                                                                     

    Trong những năm 1936 – 1940 Nguyễn Hữu Tiến hoạt động cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Ðăng Lưu, Tạ Uyên… Ông được bầu vào Xứ ủy Nam kỳ phụ trách công tác tuyên truyền. Tại đây, ngoài việc in ấn truyền đơn cho cuộc khởi nghĩa, ông còn tập trung vẽ hình mẫu lá cờ đỏ sao vàng để đến gần ngày khởi nghĩa, Xứ ủy Nam kỳ đã quyết định dùng lá cờ này cho cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ. Nhưng Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, bị địch dìm trong biển máu, hàng trăm cán bộ lãnh đạo và quần chúng yêu nước bị địch bắt tù đày, xử bắn hoặc bị thủ tiêu.

    6 giờ sáng ngày 28-8-1941, địch đưa đến trường bắn gần bệnh viện huyện bốn người là Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập và Nguyễn Hữu Tiến. Khi bị dẫn vào cột bắn Nguyễn Hữu Tiến đã yếu lắm rồi vì trước đó chúng tra tấn ông rất dã man. Ở các trường bắn khác, hàng chục chiến sĩ cách mạng cũng đã anh dũng hy sinh. Sau đó, địch cho chở xác các đồng chí đi chôn cất ở một nơi bí mật.                                                                                           

    Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự ra đời của lá quốc kỳ Việt Nam: đồng chí cùng với các đồng chí khác trong Xứ ủy chỉ đạo và tổ chức thiết kế lá cờ đỏ sao vàng năm cánh.

    Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là tấm gương đạo đức sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản, là biểu tượng của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam, kiên trung, bất khuất.

    2. Cuộc thi Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến

    Cuộc thi Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến góp phần giáo dục truyền thống chách mạng cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, học sinh và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Từ đó khơi dậy lòng tự hào về quê hương, đất nước, củng cố niềm tin đối với Đảng, Bác Hồ và tri ân các chiến sĩ cộng sản tiền bối của Đảng

    Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến – người chiến sĩ cộng sản kiên trung, tài năng, người con ưu tú của quê hương Hà Nam” được tổ chức theo 2 đợt:                                                                                  Đợt 1: Từ ngày 26/4/2021 đến ngày 01/6/2021: Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các cấp, nộp bài trước ngày 25/5/2021.                                                                                                                                                   Đợt 2: Từ ngày 26/4/2021 đến ngày 28/8/2021: Đối với cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân, nộp bài trước ngày 30/7/2021

    Bình luận

Viết một bình luận