nêu sự hình thành,kinh tế,chính trị xã hội, quân sự, đối ngoại của các triều đại Đường,Minh, Thanh

nêu sự hình thành,kinh tế,chính trị xã hội, quân sự, đối ngoại của các triều đại Đường,Minh, Thanh

0 bình luận về “nêu sự hình thành,kinh tế,chính trị xã hội, quân sự, đối ngoại của các triều đại Đường,Minh, Thanh”

  1. 1. Thời Đường:

    * Sự hình thành: Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618- 907).

    * Kinh tế: phát triển toàn diện:

    – Nông nghiệp: thực hiện chế độ quân điền. Nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất: chọn giống, xác định thời vụ.

    – Thủ công nghiệp: phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền… có hàng chục người làm việc.

    – Thương nghiệp: thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

    * Chính trị – xã hội:

    – Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

    – Đời sống nhân dân ổn định, ấm no.

    * Quân sự – đối ngoại:

    – Tổ chức quân đội quy củ, vững mạnh.

    – Chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. => Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

    2. Thời Minh:

    * Sự hình thành:

    – Đầu thế kỷ XIII, quân Mông Cổ chiếm được Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên (1271-1368).

    – Năm 1368 Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh lập ra nhà Minh (1368-1644).

    * Kinh tế:

    – Khôi phục và phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

    * Chính trị:

    – Quan tâm xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nhằm chấm dứt tình trạng hỗ chiến và mưu phản.

    * Xã hội:

    – Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng: vương công có nhiều “hoàng trang” và địa chủ có hàng nghìn mẫu ruộng.

    – Nông dân đói nghèo vì ít ruộng, sưu dịch và tố thuế nặng nề.

    => Cuối thời Minh mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nông dân khởi nghĩa (Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

    * Quân sự, đối ngoại: tiến hành xâm lược các quốc gia lân cận, mở rộng lãnh thổ.

    3. Thời Thanh:

    * Sự hình thành:

    – Sau khi nhà Minh sụp đổ, một bộ tộc ở phương Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh kéo vào đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644-1911).

    * Kinh tế: kinh tế ổn định, nền kinh tế TBCN phát triển.

    * Chính trị:

    – Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn.

    – Dùng biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho nông dân, khuyến khích khẩn hoang nhưng mẫu dân tộc không dịu đi.

    * Xã hội:

    – Do chính sách áp bức bóc lột của nhà Thanh nông dân lại khởi nghĩa, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, bọn tư bản phương Tây dòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

    * Quân sự – đối ngoại:

    – Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh gây nên xung đột kịch liệt dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc.

    Bình luận

Viết một bình luận