Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong các ngữ liệu sau:
Câu 1:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Câu 2:
“Đôi khi cuộc sống cố tình đánh ngã bạn”
Câu 3:
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Câu 1:
– Sử dụng BP tu từ chính là: Ẩn dụ: Thuyền – bến
→ Tác dụng: Nhằm diễn tả tình cảm sắc thái của con người trong cảnh chia xa,khiến người đọc khỏi ngậm ngùi
Câu 2:
– BPTT chính là: Ẩn dụ: Cuộc sống: Những khó khăn chông gai, trở ngại trên đường tới thành công
→ Tác dụng: Làm cho cho văn tăng sức gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh trong cuộc đời mỗi con người không chỉ có những may mắn, thuận lợi mà còn có cả khó khăn
Câu 3:
– BPTT chính: Nhân hóa: tre
→ Tác dụng: Gợi lên cho người đọc thấy rằng tình cảm của những cây tre dành cho nhau thật sâu đậm
Câu 1 :
$+$ BPTT : Ẩn dụ “thuyền” với “bến”
$→$Ẩn dụ phẩm chất . Làm cho câu thêm hấp dẫn , sinh động và tế nhị hơn. Đồng thời cho ta thấy rõ nỗi thương tiếc của thuyền và bến ngụ ý cho tình cảm của đôi lứa khi xa nhau .
Câu 2 :
$+$ BPTT : Ẩn dụ “Cuộc sống cố tình đánh ngã bạn”
$→$ Làm cho câu thêm hấp dẫn , sinh động và tế nhị hơn. Đồng thời cho ta thấy rõ cuộc sống của mỗi con người không phải ai cũng gặp may mắn cả. Đôi khi ta có thể gặp khó khăn, nguy hiểm và thậm chí cả thất bại.
Câu 3 :
$+$ BPTT :
$*$Nhân hóa “Bão bùng thân bọc lấy thân, Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”
$→$Làm cho câu sinh động , hấp dẫn. Đồng thời cho ta thấy hành động của tre cũng như phẩm chất quý giá của con người Việt Nam “đoàn kết, thương thân”.
$*$Ẩn dụ “Bão bùng thân bọc lấy thân, Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”
$→$ Làm cho câu thêm hấp dẫn , sinh động và tế nhị hơn. Đồng thời sử dụng biện pháp ẩn dụ “cây tre” tương đồng với “con người Việt Nam” nhằm cho ta thấy phẩm chất đẹp của cây tre và cũng giống như con người Việt Nam luôn sẵn sàng hi sinh, đùm bọc, giúp đỡ nhau.