Nêu tên các chức năng của tiền

By Allison

Nêu tên các chức năng của tiền

0 bình luận về “Nêu tên các chức năng của tiền”

  1. Thước đo giá trị

    Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng.

    Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt. Chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong tưởng tưởng của mình. Vì sao có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó.

    Giá trị hàng hoá đưọc biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

    Giá cả hàng hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

    Giá trị hàng hoá.

    Giá trị của tiền.

    Quan hệ cung – cầu về hàng hoá.

    Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên trong ba nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.

    Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị. Tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hoá. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ.

    Ví dụ về thước do giá trị tiền tệ:

    Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

    Phương tiện lưu thông

    Tiền được dùng làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt. Quá trình trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.

    Công thức lưu thông hàng hoá là: H – T – H. Trong đó H là hàng hóa, T là tiền mặt. Khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Với việc không nhất trí giữa mua và bán vô tình gây ta những nguy cơ của khủng hoảng kinh tế.

    Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ.

    Theo C. Mác, nếu xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng một không gian thì khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định qua công thức:

    Trong đó: T là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông, H là số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, Gh là giá cả trung bình của 1 hàng hóa, G là tổng số giá cả của hàng hóa, N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại.

    Quá trình hình thành tiền giấy: lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

    chức năng tiền tệ và ví dụ

    Ví vụ về chức năng tiền tệ

    Ví dụ:

    Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

    Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

    Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

    Phương tiện cất trữ

    Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

    Tại sao tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.

    Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

    Ví dụ:

    Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

    Phương tiện thanh toán

    Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng…

    Làm phương tiện thanh toán có thể bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi. Và đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán. Điều này sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

    chức năng tiền tệ

    Tiền tệ

    Trong điều kiện tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì công thức số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông sẽ được triển khai như sau:

    Nếu ký hiệu:

    T là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông.

    G là tổng số giá cả của hàng hóa.

    Gc là tổng số giá cả hàng bán chịu.

    Tk là tổng số tiền khấu trừ cho nhau.

    Ttt là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả.

    N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại.

    Ví dụ:

    Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không đúng cách.

    Tiền tệ thế giới

    Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới. Điều đó có nghĩa là thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

    Ví dụ:

    Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

    Kết luận về chức năng tiền tệ

    Với 5 chức năng của tiền tệ giúp chúng ta hiểu hơn về tiền tệ. Tiền tệ rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng cũng mang một mối đe dọa đến nền kinh tế của nước nhà. Nếu quá trình quản lý tiền tệ không đúng cách sẽ gây ra cuộc khủng hoảng tinh tế và lạm phát theo diện rộng. Ví dụ điển hình là lạm phát ở Venezuela tạo nên một cuộc khủng hoảng trên cả nước.

    Tìm hiểu thêm 1 khái niệm về tiền tệ :

    Bản chất của tiền tệ là gì?

    Theo quan điểm của K.Marx, “tiền chính là loại hàng hóa đặc biệt “vì: tiền có giá trị sử dụng đặc biệt( là giá trị công dụng có ích của hàng hóa. Tiền tệ thỏa mãn hầu hết các nhu cầu của người sử dụng và sở hữu.

    Quan điểm của P.Smuelson: “tiền chính là thứ dầu bôi trơn “trong các guồng máy luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất để đi đến nơi tiêu dùng.

    Quan điểm của M. Freidman và các nhà kinh tế học hiện đại: ” tiền là các phương tiện thanh toán” và có thể thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, các đơn vị tính toán và có thể tích lũy của cải. Tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại.

    Tóm lại, điểm chung nhất trong các quan điểm trên là cho dù có khác nhau về những thời đại và điều kiện nghiên cứu thì đều chỉ ra rằng tiền tệ là phương tiện thông qua đó để con người đạt các mục đích trong kinh doanh

    Trả lời
  2. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng:

    – Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:

    + Giá trị hàng hoá.

    + Giá trị của tiền.

    + Ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu hàng hoá.

    Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen.

    – Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.

    Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T – H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.

    Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

    Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.

    – Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

    – Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng … Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

    – Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.

    Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

    Trả lời

Viết một bình luận