Nêu thông điệp trong các văn bản tôi đi học, trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, lão hạc GIÚP VỚI Ạ MÌNH CẦN GẤP

Nêu thông điệp trong các văn bản tôi đi học, trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, lão hạc
GIÚP VỚI Ạ MÌNH CẦN GẤP

0 bình luận về “Nêu thông điệp trong các văn bản tôi đi học, trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, lão hạc GIÚP VỚI Ạ MÌNH CẦN GẤP”

  1.     *Ý kiến riêng thui :

    -Tôi đi học :Mô tả lại ngày đầu tiên đi học với vô vàn những ký ức cùng kỉ niệm đẹp xen lẫn đó là những khoảnh khắc hồi hợp, bỡ ngỡ của ngày đầu tiên đi học của biết bao học sinh. 

    -Trong lòng mẹ :văn bản “Trong lòng mẹ “đã lột tả một cách chân thật về xã hội phong kiến xưa, những tủi cực, cay đắng của người phụ nữ. 

    Tức nước vở bờ :xã hội phong kiến xưa đã đẩy người nông dân vào những tình cảnh vô cùng cực khổ và đã khiến người nông dân phải liều mạng chống lại. Tuy chỉ là một người nông dân nghèo nhưng qua văn bản cho thấy vẻ đẹp tâm hồn lẫn cả sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân. 

    -lão hạc :qua văn bản lão hạc, văn bản bộc lộ một cách chân thực về số phận đau thương của người nông dân. Điểm đáng chú ý nhất ở đây là phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. 

    Bình luận
  2. Tôi đi học

    Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

    Trong lòng mẹ

    Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình

    Tức nước vỡ bờ

    Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

    Lão Hạc

    Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế

    Bình luận

Viết một bình luận