Nêu tính chất hoá học và viết PTHH chi mỗi tính chất của:oxit,axit,bazơ,muối. 14/07/2021 Bởi Lyla Nêu tính chất hoá học và viết PTHH chi mỗi tính chất của:oxit,axit,bazơ,muối.
tính chất hóa học của oxit 1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ? a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm). Thí dụ: Na2O + H2O → 2NaOH BaO + H2O → Ba(OH)2 Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO. b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước Thí dụ: BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Thí dụ: CaO + CO2 → CaCO3 2. Oxit axit: oxit axit có những tính chất hóa học nào ? a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. Thí dụ: SO3 + H2O → H2SO4 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước. b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước. Thí dụ: CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3 Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng tương tự. c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối. Thí dụ: CO2 + BaO → BaCO3 3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,… Thí dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat) 4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,… tính chất hóa học của axit a)Axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. b)Axit tác dụng với kim loại Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro PTHH: 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,… Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro mà giải phóng các khí phụ c)Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước PTHH: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O d)Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. PTHH: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O tính chất hóa học của bozơ a) Tác dụng với chất chỉ thị màu. – Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh. – Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ. b) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O c) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O d) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới. Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ e) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước. tính chất hóa học muối a) Tác dụng với kim loại Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ b) Tác dụng với axit Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới. Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓ CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O c) Tác dụng với dung dịch muỗi Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓ d) Tác dụng với dung dịch bazơ Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓ e) Phản ứng phân hủy muối Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,… *chúc bạn học tốt* *xin câu trả lời hay nhất* #PhuongDung Bình luận
tính chất hóa học của oxit
1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Thí dụ:
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là:
Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước
Thí dụ:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Thí dụ:
CaO + CO2 → CaCO3
2. Oxit axit: oxit axit có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Thí dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.
Thí dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng tương tự.
c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.
Thí dụ:
CO2 + BaO → BaCO3
3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính.
Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
Thí dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
tính chất hóa học của axit
a)Axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
b)Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
PTHH: 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro mà giải phóng các khí phụ
c)Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
PTHH: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
d)Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
PTHH: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
tính chất hóa học của bozơ
a) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
b) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
c) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
d) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
e) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
tính chất hóa học muối
a) Tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
b) Tác dụng với axit
Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
c) Tác dụng với dung dịch muỗi
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
d) Tác dụng với dung dịch bazơ
Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
e) Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
*chúc bạn học tốt*
*xin câu trả lời hay nhất*
#PhuongDung