nêu tình hình chính trị,kinh tế thời Nguyễn Ánh (lấy thông tin SGK)

nêu tình hình chính trị,kinh tế thời Nguyễn Ánh
(lấy thông tin SGK)

0 bình luận về “nêu tình hình chính trị,kinh tế thời Nguyễn Ánh (lấy thông tin SGK)”

  1. 1, Tình hình chính trị 
    -Năm 1802, , Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lập ra triều Nguyễn, niên hiệu là Gia Long
    -Chọn Phú Xuân làm kinh đô
    -Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc 
    -Năm 1815, ban hành luật Gia Long(Hoàng Luật Lệ)
    Quân đội: quan tâm và củng cố
    – Xây dựng thành trì 
    – Lập hệ thống trạm ngựa
    2, Kinh thế
    *Nông nghiệp 
    -Khai hoang(đồng bằng ven biển)
    – Di dân lập ấp
    -Chiêu mộ dân lưu vong
    -Lập lại chế độ quân điền
    -Làm thủy lợi 
    =>Kinh tế nông nghiệp thời Nguyến ngày càng xa xút, không phát triển được
    *Thủ công nghiệp
    -Lập nhiều xưởng sản xuất
    -Ngành khai thác mỏ được mở rộng
    -Làng nghề ở nông và thành thị phát triển
    =>Kinh tế thủ công nghiệp phát triển, có nhiều thợ thủ công giỏi
    *Thương nghiệp

    +) Nội thương
    -Buôn bán tấp nập, mở rộng ở thành thị, thị tứ
    -Phố chợ đông đúc , sầm uất các mặt hàng phong phú
    +) Ngoại thương
    -Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc

    -Hạn chế buôn bán với người Phương Tây
    Xin ctlhn và 5 sao ak!
    CHÚC BẠN HỌC TỐT!

    Bình luận
  2. a) Ưu điểm

    – Nông nghiệp

         + Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.

         + Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.

    – Thủ công nghiệp

         + Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.

         + Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

         + Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì

         + Nhiều nghề mới xuất hiện

    b) Hạn chế

    – Nông nghiệp

         + Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.

    – Thủ công nghiệp

         + Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.

         + Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.

    – Thương nghiệp

         + Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.

         + Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.

    Bình luận

Viết một bình luận