Nêu vai trò của đạo đức đối vs sự phát triển của cá nhân và xã hội và gia dind

Nêu vai trò của đạo đức đối vs sự phát triển của cá nhân và xã hội và gia dind

0 bình luận về “Nêu vai trò của đạo đức đối vs sự phát triển của cá nhân và xã hội và gia dind”

  1. Giáo dục đạo đức, lối sống giúp cho mỗi cá nhân nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống từ đó tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội.

    Giáo dục đạo đức, lối sống góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần tích cực trong việc giáo dục hình thành những giá trị đạo đức, lối sống mới, khắc phục những quan điểm lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị đạo đức truyền thống, những thói hư tật xấu hay những hiện tượng phi đạo đức.

    Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ làm cho con người nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức, lối sống mà còn thông qua đó để hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức. Trên cơ sở đó giúp con nguời nhận ra giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội. Trong chiến luợc phát triển con người, Đảng và Nhà nước ta đề cao vai trò giáo dục đạo đức, lối sống cho cho học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng góp phần:

    – Hoàn thiện nhân cách cho học sinh, sinh viên thực hiện tốt những bổn phận đạo đức của bản thân đối với việc học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

    – Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

    – Bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên tình cảm cách mạng trong sáng.

    – Bồi dưỡng ý chí, hành động đúng, hình thành những thói quen đạo đức, lối sống đặc biệt là ý thức trách nhiệm công dân.

    – Đấu tranh khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện thiếu đạo đức trong tư tưởng, tình cảm, hành động của học sinh, sinh viên. Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.

    – Nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinh, sinh viên; đảm bảo an ninh, trật tự trong trường học, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.

    Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trò rất lớn trong việc hình thành ý thức, tình cảm cũng như các hành vi đạo đức của con người nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của đạo đức xã hội; trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên thì công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên càng trở nên quan trọng.

    Bình luận
  2. A) đối với cá nhân:

    – Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với tổ quốc đồng bào và toàn nhân loại

    B) đối với gia đình:

    – Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc cho gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc

    C) đối với xã hội:

    – Đạo đức được coi là sức khỏe của cơ thể sống. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, duy trì và phát triển thì xã hội mới có thể phát triển một cách bền vững.

    Bình luận

Viết một bình luận