Ngâm thanh Al vào dung dịch chứa 0,04 mol AgNO3 một thời gian , lấy thanh kim loại ra thấy trong dung dịch chỉ còn 0,01 mol AgNO3 . Giả sử kim loại si

Ngâm thanh Al vào dung dịch chứa 0,04 mol AgNO3 một thời gian , lấy thanh kim loại ra thấy trong dung dịch chỉ còn 0,01 mol AgNO3 . Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh Al. Hỏi khối lượng thanh kim loại sau phản ứng so với ban đầu tăng hay giảm bao nhiêu gam ?

0 bình luận về “Ngâm thanh Al vào dung dịch chứa 0,04 mol AgNO3 một thời gian , lấy thanh kim loại ra thấy trong dung dịch chỉ còn 0,01 mol AgNO3 . Giả sử kim loại si”

  1. Chúc bạn học tốt!!!

    Đáp án:

    Thanh kim loại tăng $2,97g$

    Giải thích các bước giải:

    Ta có:

    `n_{AgNO3 pư}=0,04-0,01=0,03 mol`

    $Al + 3AgNO_3 —> Al(NO_3)_3 + 3Ag$

    0,01<-   0,03  ->           0,01               0,03

    `=> n_{Al.pư}=0,01 mol`

         `n_{Ag.sinh.ra}=0,03 mol`

    Đặt khối lượng thanh $Al$ ban đầu là $ag$

    Theo pt:

    Khối lượng thanh sau pư là:

    $m=a-0,01×27+0,03×108$

          $=a+2,97>a$

    Vậy khối lượng thanh kim loại sau pư tăng và tăng $2,97g$

    Bình luận
  2. Đáp án:

     Thanh kim loại sau phản ứng tăng 2,97g

    Giải thích các bước giải:

    \(\begin{array}{l}
    Al + 3AgN{O_3} \to Al{(N{O_3})_3} + 3Ag\\
    {n_{AgN{O_3}}} = 0,04 – 0,01 = 0,03mol\\
    {n_{Al}} = \dfrac{{{n_{AgN{O_3}}}}}{3} = 0,01mol\\
    {m_{Al}} = 0,01 \times 27 = 0,27g\\
    {n_{Ag}} = {n_{AgN{O_3}}} = 0,03mol\\
    {m_{Ag}} = 0,03 \times 108 = 3,24g\\
    m = {m_{Ag}} – {m_{Al}} = 3,24 – 0,27 = 2,97g
    \end{array}\) 

    Bình luận

Viết một bình luận