Nghị luận xã hội: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy ràng khác giống nhưng chung một giàn” Viết đoạn văn 13-15 câu, trong đó có sử dụng các

Nghị luận xã hội:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy ràng khác giống nhưng chung một giàn”
Viết đoạn văn 13-15 câu, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp.

0 bình luận về “Nghị luận xã hội: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy ràng khác giống nhưng chung một giàn” Viết đoạn văn 13-15 câu, trong đó có sử dụng các”

  1. Ông cha ta có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy ràng khác giống nhưng chung một giàn”. Đó là lời gợi nhắc của cha ông về tình yêu thương, sự đoàn kết giữa những người chung nòi giống, có sự gắn kết với nhau. Nghĩa đen của câu là sự gắn kết giữa bầu và bí, là lời chứa chan tình cảm. Còn nghĩa bóng của lời ca dao ấy là lời khuyên của cha ông với nhũng con người chung một nguồn cội, chung sự gắn kết với nhau và phải luôn giúp đỡ lẫn nhau. Dù chúng ta khác biệt, chúng ta xuất thân từ gia đình, hoàn cảnh, chúng ta khác nhau nhưng tựu chung thì tinh thần đoàn kết, sự gắn bó ấy là không bao giờ có thể mất đi giữa nguwof vói người. Yêu thương đoàn kết được thể hiện qua từng việc làm, hành động nhỏ bé Đó có thể là những hành động giản đơn như giúp đỡ người qua đường, mua những món đồ thiện nguyện hay đóng góp tài sản cả về vật chất, tinh thần. Mọi thứ nhỏ bé thôi nhưng chính là “chugn một giàn” gắn kết. Chính những điều tuyệt đẹp ấy sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc của con người. Không một ai trong chúng ta có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người xung qunah. Ai cũng là một cá nhân nhỏ bé để tạo nên sự gắn kết cộng đồng lớn lao. Tinh thần đùm bọc, sẻ chia của bầu, bí hay cũng sẽ là gắn kết giữa ngươì với người với vô vàn yêu thương. Sẽ thật đáng buồn khi con người chỉ biết sống ích kỉ, lạnh lùng mà không có mối dây tình cảm liên hệ, gắn kết. 

    Bình luận

Viết một bình luận