nghị luận xã hội về tình đồng chí, đồng đội khoảng 2/3 trang giấy
0 bình luận về “nghị luận xã hội về tình đồng chí, đồng đội khoảng 2/3 trang giấy”
Một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp chính là Đồng chí của Chính Hữu. Bài thơ được viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Trong bức tranh bài Đồng chí, ta thấy được tinh thần gắn bó giữa những người lính cách mạng giữa gian khổ chiến tranh.
Bảy câu thơ đầu của bài đã nói cho bạn đọc biết rõ về cơ sở của tình đồng chí sẻ chia, gắn bó. Trước hết, giữa họ là những người có chung nguồn gốc xuất thân:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Họ đều là người nông dân chân lấm tay bùn. Nhà thơ đã mô tả rất chân thực, giản dị khi nói đến xuất thân nông dân của những anh lính. Họ đều là người con của vùng quê nghèo khó, nơi thì “nước mặn đồng chua”, nơi thì “đất cày lên sỏi đá”. Cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng tiếng gọi của Tổ quốc đã thúc giục họ cống hiến, vẫy gọi họ ra đi vì nợ nước, thù nhà. Từ nhữn người xa lạ, họ trở nên gắn bó, thân thiết khi đứng trong hàng ngũ anh bộ đội cụ Hồ:
“Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Họ là những người xa lạ của nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, cùng chung lí tưởng lớn lao. Cách nói anh tôi nghe sao mà ân tình, ân nghĩa. Tfnh đồng chí đã nảy nở từ những cái tôi chung gắn bó, sẻ chia của anh bộ đội cụ Hồ:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
CHỉ một hình ảnh chiếc súng kia đã đủ gợi nhắc cho ta hiểu về chiến tranh khắc nghiệt, gian khổ. Hoàn cảnh chiến đấu với cái lạnh, cái rét đến thấu xương là những trở lực làm khó người lính. Vậy mà chính trong muôn trùng gian khó ta thấy hiện lên thật đẹp hình ảnh người lính gắn kết bên nhau. Cũng là một anh lính trải qua muôn vàn thách thức nơi chiến trường, Chính Hữu hiểu hơn ai hết khắc nghiệt của đời lính nên ông vô cùng cảm thông, sẻ chia.
Và rồi hai câu thơ cuối đã cất lên tuyệt đẹp như thế! Chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” ngắn gọn nhưng thiêng liêng vô cùng vô tận. Đồng chí không chỉ là chung chí hướng, mục đích mà hơn hết đó là quan hệ bạn bè tri kỉ gắn kết được tôi luyện trong gian khổ, khó khăn nơi chiến địa.
Biểu hiện của tình đồng chí được nhà thơ làm rõ vô cùng trong những câu sau. Đồng chí là sự cảm thông sâu sác tâm tư, nỗi niềm của nhau. Nói về bạn mà như nói về tôi trong muôn vàn khổ nhọc:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Ta thấy được ở đây là biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Họ thủ thỉ kể cho nhau nghe những tâm tư, tình cảm. Khó khăn nơi chiến trường đã giúp các anh thấu hiểu lẫn nhau và có được sự cảm thông về hoàn cảnh gia đình, về quê hương nơi tiễn đưa các anh lên đường. Người nông dân xưa nay luôn gắn bó với căn nhà, thửa ruộng- những tài sản lớn nhất đời họ. Vậy nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ. Từ “mặc kệ” ở đây không phải là thái độ thờ ơ vô tâm của con người mà là sự quyết tâm của người lính khi lên đường vì lí tưởng. Sau thẳm trong tâm hồn các anh, quê hương vẫn đẹp, vẫn vẹn tròn trong nỗi nhớ thân thương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. H oán dụ cùng nhân hóa khiến hình ảnh thơ hiện lên thật đẹp. Nơi quê nhà là những mỏi mòn chờ mong người lính trở về sau khi cống hiến hết mình cho độc lập của Tổ quốc.
Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, họ còn cùng chia sẻ bao nỗi niềm trong đời lính:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Rét run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Hình ảnh trong toàn bộ đoạn thơ là hiện thực đắng cay. Những “anh – tôi”, “áo anh – quần tôi” tạo gắn kết của những người đồng chí. Họ là đôi tri kỉ giữa chiến trường khắc nghiệt và luôn kề vai sát cánh. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng đồng hành phút ốm đau bệnh tật, trải qua cơn sốt rét rừng. Những thiếu thốn về vật chất luôn hiện hữu nhưng sớm bị cảm hóa bằng tình yêu thương qua cử chỉ nghĩa tình của người lính cách mạng. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” cùn cử chỉ nghĩa tình “tay nắm lấy bàn tay” đã xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường và cái lạnh của ngày đông. Thật ấm áp và thật đẹp hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
Và kết bài thơ là ba câu thơ ngắn gọn mà xúc cảm:
“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.”
Có lạnh , có giá, có khó khăn đấy nhưng các anh vẫn mãi đứng đấy làm nhiemj phục kích chủ động chờ giặc. Thời gian đêm nay được nói đến để xác định một khoảng thời gian cụ thể của đêm nhưng đêm nay cũng như bao đêm khác mà người lính trải qua. Chỉ với một từ “chờ” ta đã thấy được tư thế chủ động của người lính. Đó cũng là tinh thần của quân và dân ta. Chính trong hiện thực khắc nghiệt, ta bắt gặp một hình ảnh thật đẹp:
“Đầu súng trăng treo”.
Súng các anh vác trên vai chĩa lên trời và khiến ánh trăng trên đầu súng như trăng đang treo trên lơ lửng. Nếu “súng” là biểu tượng của cuộc chiến đấu gian khổ, hy sinh thì vầng trăng sáng lãng mạn kia là biểu tượng của cuộc sống hòa bình. “Súng” là biểu tượng của người chiến sĩ trong chiến tranh khói lửa, trăng là biểu tượng của thi sĩ như bao vần thơ của Bác, của nhà thơ thời kì này. “Súng – trăng” lgắn với cả thực tại đau thương và mơ mộng trữ tình. Ánh trăng ngập tràn núi rừng làm sáng, làm đẹp những vần thơ.
Ngôn ngữ thơ cô đọng cùng hình ảnh thơ giàu sức gợi, những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ đã thành công khắc họa tình cảm gắn bó giữa người lính cách mạng. CHân dung họ tiêu biểu cho chân dung anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp. Người lính với tình bạn tri kỉ, tình cảm gắn bó đã tạo nên một câu chuyện thật đẹp về tình Đồng Chí đậm sâu trong lòng mỗi bạn đọc hôm nay. Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.
Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.
Một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp chính là Đồng chí của Chính Hữu. Bài thơ được viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Trong bức tranh bài Đồng chí, ta thấy được tinh thần gắn bó giữa những người lính cách mạng giữa gian khổ chiến tranh.
Bảy câu thơ đầu của bài đã nói cho bạn đọc biết rõ về cơ sở của tình đồng chí sẻ chia, gắn bó. Trước hết, giữa họ là những người có chung nguồn gốc xuất thân:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Họ đều là người nông dân chân lấm tay bùn. Nhà thơ đã mô tả rất chân thực, giản dị khi nói đến xuất thân nông dân của những anh lính. Họ đều là người con của vùng quê nghèo khó, nơi thì “nước mặn đồng chua”, nơi thì “đất cày lên sỏi đá”. Cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng tiếng gọi của Tổ quốc đã thúc giục họ cống hiến, vẫy gọi họ ra đi vì nợ nước, thù nhà. Từ nhữn người xa lạ, họ trở nên gắn bó, thân thiết khi đứng trong hàng ngũ anh bộ đội cụ Hồ:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Họ là những người xa lạ của nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, cùng chung lí tưởng lớn lao. Cách nói anh tôi nghe sao mà ân tình, ân nghĩa. Tfnh đồng chí đã nảy nở từ những cái tôi chung gắn bó, sẻ chia của anh bộ đội cụ Hồ:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
CHỉ một hình ảnh chiếc súng kia đã đủ gợi nhắc cho ta hiểu về chiến tranh khắc nghiệt, gian khổ. Hoàn cảnh chiến đấu với cái lạnh, cái rét đến thấu xương là những trở lực làm khó người lính. Vậy mà chính trong muôn trùng gian khó ta thấy hiện lên thật đẹp hình ảnh người lính gắn kết bên nhau. Cũng là một anh lính trải qua muôn vàn thách thức nơi chiến trường, Chính Hữu hiểu hơn ai hết khắc nghiệt của đời lính nên ông vô cùng cảm thông, sẻ chia.
Và rồi hai câu thơ cuối đã cất lên tuyệt đẹp như thế! Chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” ngắn gọn nhưng thiêng liêng vô cùng vô tận. Đồng chí không chỉ là chung chí hướng, mục đích mà hơn hết đó là quan hệ bạn bè tri kỉ gắn kết được tôi luyện trong gian khổ, khó khăn nơi chiến địa.
Biểu hiện của tình đồng chí được nhà thơ làm rõ vô cùng trong những câu sau. Đồng chí là sự cảm thông sâu sác tâm tư, nỗi niềm của nhau. Nói về bạn mà như nói về tôi trong muôn vàn khổ nhọc:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Ta thấy được ở đây là biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Họ thủ thỉ kể cho nhau nghe những tâm tư, tình cảm. Khó khăn nơi chiến trường đã giúp các anh thấu hiểu lẫn nhau và có được sự cảm thông về hoàn cảnh gia đình, về quê hương nơi tiễn đưa các anh lên đường. Người nông dân xưa nay luôn gắn bó với căn nhà, thửa ruộng- những tài sản lớn nhất đời họ. Vậy nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ. Từ “mặc kệ” ở đây không phải là thái độ thờ ơ vô tâm của con người mà là sự quyết tâm của người lính khi lên đường vì lí tưởng. Sau thẳm trong tâm hồn các anh, quê hương vẫn đẹp, vẫn vẹn tròn trong nỗi nhớ thân thương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. H oán dụ cùng nhân hóa khiến hình ảnh thơ hiện lên thật đẹp. Nơi quê nhà là những mỏi mòn chờ mong người lính trở về sau khi cống hiến hết mình cho độc lập của Tổ quốc.
Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, họ còn cùng chia sẻ bao nỗi niềm trong đời lính:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Hình ảnh trong toàn bộ đoạn thơ là hiện thực đắng cay. Những “anh – tôi”, “áo anh – quần tôi” tạo gắn kết của những người đồng chí. Họ là đôi tri kỉ giữa chiến trường khắc nghiệt và luôn kề vai sát cánh. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng đồng hành phút ốm đau bệnh tật, trải qua cơn sốt rét rừng. Những thiếu thốn về vật chất luôn hiện hữu nhưng sớm bị cảm hóa bằng tình yêu thương qua cử chỉ nghĩa tình của người lính cách mạng. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” cùn cử chỉ nghĩa tình “tay nắm lấy bàn tay” đã xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường và cái lạnh của ngày đông. Thật ấm áp và thật đẹp hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
Và kết bài thơ là ba câu thơ ngắn gọn mà xúc cảm:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Có lạnh , có giá, có khó khăn đấy nhưng các anh vẫn mãi đứng đấy làm nhiemj phục kích chủ động chờ giặc. Thời gian đêm nay được nói đến để xác định một khoảng thời gian cụ thể của đêm nhưng đêm nay cũng như bao đêm khác mà người lính trải qua. Chỉ với một từ “chờ” ta đã thấy được tư thế chủ động của người lính. Đó cũng là tinh thần của quân và dân ta. Chính trong hiện thực khắc nghiệt, ta bắt gặp một hình ảnh thật đẹp:
“Đầu súng trăng treo”.
Súng các anh vác trên vai chĩa lên trời và khiến ánh trăng trên đầu súng như trăng đang treo trên lơ lửng. Nếu “súng” là biểu tượng của cuộc chiến đấu gian khổ, hy sinh thì vầng trăng sáng lãng mạn kia là biểu tượng của cuộc sống hòa bình. “Súng” là biểu tượng của người chiến sĩ trong chiến tranh khói lửa, trăng là biểu tượng của thi sĩ như bao vần thơ của Bác, của nhà thơ thời kì này. “Súng – trăng” lgắn với cả thực tại đau thương và mơ mộng trữ tình. Ánh trăng ngập tràn núi rừng làm sáng, làm đẹp những vần thơ.
Ngôn ngữ thơ cô đọng cùng hình ảnh thơ giàu sức gợi, những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ đã thành công khắc họa tình cảm gắn bó giữa người lính cách mạng. CHân dung họ tiêu biểu cho chân dung anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp. Người lính với tình bạn tri kỉ, tình cảm gắn bó đã tạo nên một câu chuyện thật đẹp về tình Đồng Chí đậm sâu trong lòng mỗi bạn đọc hôm nay. Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.
Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.
CRE PHUCD2409
CHÚC BẠN HỌC TỐT