Nghị luận: Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phủ Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa”học” và”hành” 20 đoạn

Nghị luận: Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phủ Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa”học” và”hành” 20 đoạn

0 bình luận về “Nghị luận: Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phủ Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa”học” và”hành” 20 đoạn”

  1. Qua văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em đã có rất nhiều suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Nhưng trước tiên, ta phải hiểu “học” và “hành” là gì? “Học” chính là quá trình tìm hiểu, tiếp thu các kiến thức từ các môi trường khác nhau như: trong trường học, ngoài xã hội, nơi làm việc hay thậm chí là trong gia đình. Còn “hành” chính là áp dụng những kiến thức ta vừa học được vào thực tế qua các bài tập hay các vấn đề trong xã hội. Học và hành có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, không thể tách riêng, nếu thiếu một trong hai thì không thể nào có một kết quả như ý muốn. Vậy tại sao học luôn đi đôi với hành? Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”, nghĩa là nếu chúng ta có kiến thức mà không biết áp dụng vào thực tế, kiến thức đó coi như bỏ đi; còn nếu không có kiến thức mà đã vận dụng, chúng ta sẽ không thể thực hiện một cách trôi chảy, mượt mà. Nếu chúng ta luôn biết học và hành hiệu quả, nó sẽ giúp chúng ta có được một lượng kiến thức vững chắc, ta có thể giải các bài tập một cách dễ dàng với độ chính xác cao. Vậy nên ta sẽ hiểu được vấn đề chính, sẽ hiểu bài và nắm vững được các ý chính của bài học, từ đó, ta sẽ đạt được nhiều điểm cao trong học tập, hoặc thành công trong cuộc sống. Bản thân chúng ta sẽ có được nhiều kiến thức và được mọi người yêu mến, kính trọng. Nếu ai cũng biết học và hành hiệu quả, xã hội sẽ trở nên phát triển và tốt đẹp hơn, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng ngoài ra, tình trạng học hình thức, học vẹt đang xuất hiện rất nhiều ở các bạn học sinh, sinh viên. Họ học vẹt, chỉ học thuộc chứ không nắm được các vấn đề chính nên xảy ra hiện tượng mất gốc. Hoặc có nhiều bạn học để thuộc để lấy điểm cao, hay học để chống đối giáo viên và gia đình. Những hiện tượng này thật đáng lên án và phê phán. Để học hành một cách thật hiệu quả, Nguyễn Thiếp đã đề ra một số giải pháp rất hữu ích như: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Mọi người phải học và hành một cách chân chính, bắt đầu từ những thứ có bản đến phức tạp, từ dễ cho đến khó. Học và hành đi đôi với nhau thì mới hiệu quả, là học sinh, em sẽ luôn học tập trung thực, tự làm các bài tập, không quay cóp bài, có kết quả tốt để sau này cống hiến, phục vụ cho đất nước.

    Bình luận

Viết một bình luận