Nghị luận về câu” nhiễu điều phủ lấy giá sương người trong 1 nước phải thương nhau cùng” viết thành 1 bài văn

Nghị luận về câu” nhiễu điều phủ lấy giá sương người trong 1 nước phải thương nhau cùng” viết thành 1 bài văn

0 bình luận về “Nghị luận về câu” nhiễu điều phủ lấy giá sương người trong 1 nước phải thương nhau cùng” viết thành 1 bài văn”

  1.    Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng bao la về tình người. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biển là câu ca dao:
                                              “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
                                    Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
            “Giá gương” là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi một vài nét về tiểu sử và công đức của người đang được thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.
            “Nhiễu điều” là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa…) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ “phủ” trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn… của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình.
            Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh ”Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc. Bài học mà câu ca dao nêu ra thật sâu sắc, thấm thía.
            Tại sao “Người trong một nước phải thương nhau cùng?” – Người trong một nước cùng chung cội nguồn, nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Họ có chung một nền văn hoá lâu đời, chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày. Ba-na hay Ê-đê, v.v… nhưng vẫn là anh em xa gần, anh em trong đại gia đình Việt Nam, có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, chung một Thủ đô Hà Nội và chung một cơ đồ Việt Nam. Huyền thọai “Trăm trứng”, truyện cổ tích “Quả bầu” làm cho mỗi người chúng ta bồi hồi xúc động, biểu cảm sâu sắc lời ca “Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
            Tình yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm, lòng yêu nước thương nòi thắm thiết bao la. Nó nhắc nhở ta biết chia ngọt sẻ bùi với nhau, biết yêu thương đùm bọc nhau. Nó cho ta niềm tin về sức mạnh nòi giống, về lòng tự hào dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Cả cộng đồng người Việt Nam đoàn kết yêu thương cùng đi lên phía trước, xây dựng đất nước phồn vinh.
            Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta. Cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Câu ca dao-sau đây mỗi lần đọc lên, là người Việt Nam ai mà chẳng bồi hồi:

    “Ai về Phú Thọ cùng ta,
    Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng Mười.
    Dù ai đi ngược về xuôi,
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”.

            Dù sống ờ miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,… tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng “hạt muối cắn đôi” với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

            Dù là quá khứ hay hiện tại, trong chiến tranh hay khi đã hòa bình, dân tộc ta đều giữ lấy tấm lòng vàng bao bọc, cưu mang đồng bào. Năm 2020, khi cơn đại dịch Virus Corona hoành hành, cả dân tộc Việt Nam đã cùng nhau chung tay đóng góp công sức, của cải để chung tay chống giặc virus và giành lại chiến thắng oanh liệt. Cuộc chiến chống giặc giữa thời bình đã một lần nữa làm chấn động năm châu, đưa Việt Nam sáng chói lên những tờ báo nước ngoài về một đất nước nhỏ bé mà giàu tình người.
            Trung hiếu, nhân nghĩa là nền tảng của đạo lí. Chữ hiếu là đạo làm con. Chữ trung là đạo làm người, làm dân. Trong mối quan hệ xã hội, con người phải sống tình nghĩa, thuỷ chung. Tình người, tình đồng bào là thiêng liêng cao cả “Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
            Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực… cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện. Họat động của các Hội Việt kiều đã thắt chặt ba, bốn triệu người Việt đang sinh sống làm ăn ờ nước ngoài gắn bó với quê hương là một biểu hiện cao đẹp nâng cao tình cảm dân tộc.
            Nghĩa tình của đồng bào ta thật sâu sắc, đẹp đẽ, ca dao, dân ca có bao bài hay ngợi ca:

    “Bầu ơi thương lấy bí cùng,
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
    Người trong một nước phải thương nhau cùng “

            Nhân dân ta nhân hậu, sống trọn vẹn nghĩa tình. Yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,… là vẻ đẹp tâm hồn, là đạo lí của dân tộc. Câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam. Với tình thương mà tổ tiên ta đã xây đắp nên nền Văn hiến Đại Việt lâu đời. Với tình thương mà nhân dân ta ngày nay đang xoá bỏ hận thù quá khứ, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hướng vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Hạnh phúc, ấy là tình thương. Đạo lí làm người, ấy là nhân hậu, ấy là tình thương.

    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nhieu-dieu-phu-lay-gia-guong-nguoi-trong-mot-nuoc-phai-thuong-nhau-cung-c36a11184.html#ixzz6tZfHphKG

    Bình luận

Viết một bình luận