nghị luận về tình trạng nhác học của học sinh hiện nay.

nghị luận về tình trạng nhác học của học sinh hiện nay.

0 bình luận về “nghị luận về tình trạng nhác học của học sinh hiện nay.”

  1. Học vẹt là học mà chỉ hiểu bề nổi của vấn đề đọc chữ và nhớ chữ đó chứ không hiểu bản chất những điều mình đang học, là một loại học chỉ bắt trước và nói lại chứ không hiểu mình nói gì, học máy móc thụ động không hề tư duy sáng tạo.

    Còn học tủ chính là học những chỗ mình cho là sẽ cần thiết, sẽ nằm trong đề thi hoặc thầy cô sẽ hỏi, còn những phần khác thì không học bỏ qua.

    Việc học vẹt, học tủ càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay khi các bạn học sinh ôm đồm quá nhiều môn học, phải trả bài cho rất nhiều kỳ thi, vì vậy các bạn thường chọn cho mình cách học ngắn nhất và dễ dàng nhất là học vẹt hoặc học tủ.

    Cả hai việc học này đều mang lại tác dụng xấu cho học sinh. Học tủ có nhiều rủi ro vì các bạn sẽ bị lệch tủ tức là trong một kỳ thi mà đề thi cho không đúng phần bạn đã ôn luyện thì bạn sẽ không làm được bài. Mà không làm được bài thi tất nhiên kết quả thấp bạn sẽ bị trượt một kỳ thi quan trọng nào đó làm ảnh hưởng đến con đường tương lai của bạn.

    Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

    Học vẹt là cách học không hiểu bản chất nếu học vẹt để qua các kỳ thi thì phương pháp học vẹt có thể tạm ổn, nhưng về lâu, về dài học vẹt, sẽ khiến bạn không có kiến thức nên khi áp dụng trong thực tế bạn rất dễ bị làm sai, do không hiểu đúng bản chất vấn đề, nhất là với những ngành khoa học, kỹ sư, điện tử… thì học vẹt thật nguy hiểm.

    Cả hai phương pháp học vẹt và học tủ đều gây ra sự lãng phí kinh tế, công sức của người dạy và người học, bởi nó không mang lại lợi ích trong thực tế xã hội.

    Bình luận
  2. “Ngọc không giũa không thành ngọc sáng – Người không học không biết lẽ phải”. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhhieeuf nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái.Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học.Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn ới gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ!Vì thế là thê hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháo ngoan Bác Hồ- các bạn nhé.Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta hải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta:‘Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/Nghĩ sao cho bỗ những ngày ước ao’

    Bình luận

Viết một bình luận