-Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì
-Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán
-kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào
-Vì sao lại nói : trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta
– Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng…
– Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…
– Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
– Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.
– Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
– Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán vì Biết mình không thể đủ sức chống lại quân của Ngô Quyền. – Hi vọng nhờ quân Nam Hán bảo vệ quyền lực mới cướp được của mình. Đây là một hành động phản bội, bán rẻ Tổ quốc .
– Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để trả thù cho Dương Đình Nghệ bị 1 viên tướng của mình Kiều Công Tiễn giết .
– Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.
– Bởi vì đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thười kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.